CEO Lee Dong-hoon của
Samsung
Display xác nhận rằng hãng đang phát triển
tấm nền
QD-OLED
, một sự kết hợp giữa công nghệ
chấm lượng tử
Quantum Dot (QD) và đi-ốt hữu cơ (
OLED
). Samsung Display cũng quyết định cắt giảm dây chuyền sản xuất tấm nền LCD để sẵn sàng chuyển sang sản xuất tấm nền thế hệ mới.
Về cơ bản thì QD-OLED là một biến thể của công nghệ OLED, với tất cả các bóng đi-ốt sử dụng đều là màu xanh dương và sử dụng chấm lượng tử để biến đổi nó thành màu đỏ hoặc xanh. Điều này tương tự như công nghệ WOLED mà LG đang sử dụng trên
TV
, vốn sử dụng bóng đi-ốt trắng và sử dụng tấm lọc để chuyển thành 3 màu cơ bản.
Samsung Display sẽ đóng ít nhất là một dây chuyền sản xuất tấm nền LCD để chuyển đổi sang sản xuất tấm nền QD-OLED, tuy nhiên vẫn chưa rõ là mức độ đầu tư của hãng là bao nhiêu. Theo một số nguồn tin thì hãng điện tử Hàn Quốc sẽ đầu tư đến 8,3 tỷ USD cho dự án này. Việc doanh thu suy giảm của LCD cũng là một trong những nguyên nhân khiến Samsung chuyển hướng sang QD-OLED.
Trước giờ cũng không thiếu những bài viết nói về những lời
dự đoán
tương lai
của những vị giám đốc
công nghệ
nổi tiếng, nhưng vừa rồi Business Insider có một bài viết đưa ra 9 “lời sấm truyền” của
Steve Jobs
,
Bill Gates
và
Jeff Bezos
đưa ra trước năm 2000. Hai đến ba thập kỷ sau, chúng đều trở thành sự thật. Bài này cũng không dài và khá hay, nên mình muốn chia sẻ với anh em.
Đầu tiên là Steve Jobs. Năm 1984, ông dự đoán khi trả lời phỏng vấn tờ Access Magazine rằng
“thế hệ máy tính kế tiếp là những trợ lý cho người dùng. Nói cách khác, nó giống như một con người bên trong chiếc hộp có khả năng biết trước người dùng muốn gì. Tôi luôn nghĩ rằng thật tuyệt nếu chúng ta mang được một chiếc hộp nho nhỏ theo người, một chiếc máy đi theo ta hàng ngày ấy.”
Giờ đây ý tưởng của Steve Jobs ba chục năm trước trở thành iPhone, và trợ lý ảo Siri.
Đến năm 1996, nói về xe cộ, trả lời phỏng vấn tờ Wired, Jobs cho rằng:
“Lấy ví dụ showroom bán xe đi. Hàng tỷ Đô được bỏ vào việc mở kho chứa xe bán cho khách. Nó không phải thứ tốt. Nó vừa tốn cả đống tiền, dễ bị phá hoại, tốn cả thời gian quản lý kho bãi. Và, hầu hết thời gian, chiếc xe bạn muốn không ở showroom bạn tới thăm, mà nhân viên thường phải sang kho khác lấy xe đúng màu đúng loại để giao. Dẹp hết mấy cái đó có phải là hay không? Chỉ cần một chiếc xe mẫu màu trắng để chạy thử, kèm một đĩa dữ liệu để xem xe màu khác trông như thế nào. Sau đó bạn chọn xe và chờ giao tận nhà trong 1 tuần?”
Năm 2008, Tesla đã ứng dụng điều tương tự khi mở showroom đầu tiên tại Los Angeles, chỉ có vỏn vẹn vài xe làm mẫu cho khách xem. Ai muốn mua thì đặt online hoặc làm việc trực tiếp với người bán hàng.
Cũng vẫn là năm 1996, cũng trong cuộc phỏng vấn với Wired, nhà sáng lập
Apple
nói rằng, “tôi chẳng lưu mấy thứ lên ổ cứng nữa. Tôi dùng email và lướt web rất nhiều, và cả hai cái này đều không cần lưu trữ dữ liệu. Thậm chí khi cần nhắc việc, tôi tự gửi cho mình email. Đó là ổ cứng của tôi.” Năm 2011, iCloud ra đời, và nhiều công cụ lưu trữ thông qua máy chủ đám mây khác như Google Drive hay Dropbox cũng đã trở thành thứ vô cùng phổ thông, hàng triệu anh em xài hàng ngày.
Tiếp theo là Bill Gates. Năm 1999, trong cuốn sách
Business @ the Speed of Thought
, nhà sáng lập
Microsoft
cho rằng,
“những máy quay video ghi hình nhà bạn sẽ trở nên phổ biến, cho bạn biết ai đến thăm nhà khi đang đi vắng”.
Giờ những công cụ như chuông cửa Ring của Amazon đang làm đúng nhiệm vụ đó, cho chủ nhà biết người chuyển phát nhanh hoặc bạn bè đến nhà, hoặc đơn giản hơn là giúp căn nhà an ninh hơn khi biết ai đang đứng ở cửa.
Cũng trong cuốn sách này, Gates dự đoán,
“thiết bị sẽ có khả năng hiển thị quảng cáo thông minh. Chúng biết thói quen mua sắm của bạn, và sẽ hiển thị quảng cáo theo gu của mỗi người”.
20 năm sau đọc lại những dòng này không chỉ thấy phục ông tỷ phú, mà còn thấy rợn người khi bây giờ chỉ cần nói chuyện với nhau ngoài đường, sau đấy mở điện thoại bật app mạng xã hội lên đã thấy đầy quảng cáo dựa trên những cuộc trò chuyện phiếm trước đó.
Kế đến, Bill Gates dự đoán rằng,
“người tìm việc sẽ tìm được cơ hội nghề nghiệp trên mạng internet chỉ bằng việc liệt kê kỹ năng, xu hướng và sở thích của họ.”
LinkedIn đang làm đúng điều đó, kết nối những người tìm việc với các tập đoàn lớn, giống như nhiều dịch vụ khác nữa.
Cuối cùng là tỷ phú Jeff Bezos của Amazon. Năm 1999, trả lời phỏng vấn Wired, Bezos cho rằng
“tôi cá một năm nữa chúng tôi (Amazon và Barnes & Noble) sẽ không phải là đối thủ trực tiếp nữa. Giờ thì đúng là như vậy, nhưng hướng đi của chúng tôi khác nhau. Chúng tôi đang cố gắng định hình thương mại điện tử, còn họ chỉ đang cố bảo vệ thị trường sách của họ.”
Giờ kết quả ra sao hẳn anh em cũng đã rõ.
Dự đoán năm 2020, Bezos nói vào năm 1999, “đồ nhu yếu phẩm như thực phẩm, giấy, chất giặt tẩy hay bất kỳ thứ gì cũng sẽ có thể mua online được”. Năm 2014, Amazon Prime Pantry ra mắt, cho phép mua đồ tạp hóa số lượng lớn trên trang web của Amazon thay vì phải chạy xe ra siêu thị.
Cũng vào năm 1999, Jeff Bezos cũng đã dự đoán về Internet of Things,
“tôi là một người tin vào những thiết bị gia dụng, rất nhiều thiết bị được kết nối với internet, tạo ra một hệ thống phục vụ con người.”
Chính Amazon cũng đang đi theo định hướng này với những chiếc loa thông minh chạy AI Alexa hỗ trợ người dùng hàng ngày.
Theo
thông tin (hiện đã bị xoá)
trên trang Photo Rumor (nhưng vẫn
còn ở
nhiều
trang
khác)
,
GoPro 8
sẽ đc ra mắt vào tháng 9 với khả năng quay 4k 120 fps và nhiều cải tiến khác. Song song đó là bản nâng cấp thứ 2 của chiếc
camera 360
GoproFusion cũng xuất hiện với cải tiến mới về thẻ nhớ. Để rõ hơn về những thông tin này thì moị người xem clip của team
Nè Nè
nhe
Tuy rằng đây chỉ là tin thuộc dạng tin đồn đại, nhưng ở thời thông tin như vầy, tin đồn hầu như đúng tới 99%. Theo các bạn thì sao? Tin kiểu này có đáng tin không, đồng ý, phản đối hay ý kiến khác. Và bạn có mong chờ con
Gopro
8 hay không? Comment cho ý kiến nhé.
Mở ra phân khúc hoàn toàn mới tại Việt Nam, BMW 218i Gran Tourer chưa có đối thủ cạnh tranh cùng đẳng cấp.
BMW là hãng xe chú trọng sự khác biệt so với phần còn lại của ngành công nghiệp ôtô thế giới, ngay cả trong cách gọi tên từng dòng xe. Khi cả thế giới thống nhất về một loại hình MPV - chiếc xe gia đình thì BMW lại đặt tên như một phân khúc hoàn toàn mới của hãng – Sport Activity Tourer (SAT). Yếu tố “activity” trong cái tên nhằm chú trọng tính thể thao và khả năng vận hành linh hoạt, vốn là bản sắc của thương hiệu. Đó là trường hợp của BMW 2 series phiên bản Active Tourer (AT) và Gran Tourer (GT).
Hệ dẫn động cầu sau là di sản của thương hiệu, nhưng giờ đây dòng xe SAT lần đầu tiên sử dụng hệ dẫn động cầu trước. “Phân khúc này ra đời nhằm mục đích mở rộng đối tượng khách hàng. Niềm đam mê cầm lái BMW phải được duy trì, ngay cả khi họ cần một chiếc xe rộng rãi cho cả gia đình”, đại diện hãng xe Đức mô tả.
BMW 2 series AT với 5 chỗ ngồi là mẫu xe đầu tiên của BMW trong phân khúc xe MPV hạng sang cỡ nhỏ. Phiên bản GT là mẫu duy nhất trong phân khúc sở hữu cấu hình ghế ngồi 5+2. Cả hai mẫu xe trên đều được phát triển trên hệ khung gầm của dòng 2 series, cấu hình dẫn động cầu trước (sDrive) hoặc bốn bánh toàn thời gian (xDrive). Tại Việt Nam, Thaco BMW phân phối duy nhất phiên bản 218i Gran Tourer.
Tham chiến trong phân khúc mới, BMW gặp trở ngại đầu tiên – cảm giác lái. Dòng xe có kích thước lớn đồng nghĩa với khả năng vận hành kém linh hoạt trong phố đông. Lái thể thao là cụm từ gần như không hãng xe nào nhắc tới ở dòng xe này. Sheer Driving Pleasure – theo đuổi cảm giác lái, slogan của BMW một lần nữa biến bất lợi trên 218i Gran Tourer thành điểm mạnh!
Hàng loạt giải pháp được BMW đưa ra nhằm giữ lại cảm giác lái quyến rũ, vốn là định danh thương hiệu.
Tương tự mọi chiếc BMW đang lăn bánh ngoài kia, 218i GT có tỷ lệ phân bổ trọng lượng trước sau lý tưởng 50:50 dù động cơ và hệ truyền động đặt phía trước. Thiết kế nắp ca-pô dài nhưng phần nhô khung xe ngắn, tạo lợi thế vận hành linh hoạt. Cảm giác lái đặc trưng BMW đến từ hệ thống lái chủ động Active Steering, trợ lực điện tử EPS, công nghệ Servotronic và phân bổ mô-men xoắn độc lập Performance Control.
Trợ lực điện tử EPS của BMW 2 series GT được trang bị công nghệ Servotronic giúp tăng khả năng vận hành linh hoạt trong điều kiện đường phố, nhưng đầm chắc và ổn định hơn ở dải tốc độ cao hoặc khi vào cua.
Hệ thống này được cấu tạo với một van từ trường, có nhiệm vụ điều phối chính xác mức trợ lực được tạo ra từ EPS bằng van thuỷ lực (dầu). Servotronic hoạt động thông qua tín hiệu từ EPS. Vì thế, hệ thống trợ lực EPS kết hợp Servotronic của BMW được cho là sự kết hợp hoàn hảo giữa yếu tố linh hoạt của trợ lực điện tử, và độ chính xác của trợ lực thuỷ lực truyền thống.
Để hạn chế tối đa hiện tượng thiếu lái khi vào cua (understeer) trên những mẫu xe cầu trước, Performance Control được BMW trang bị tiêu chuẩn trên mọi phiên bản 2 series GT. Công nghệ này có khả năng điều phối mô-men xoắn độc lập tới từng bánh xe (trong và ngoài) khi xe vào cua, giúp tăng hoặc giảm vòng quay của bánh xe bị trượt. Từ đó, xe có khả năng vào cua ở tốc độ cao hơn, cảm giác lái thể thao đặc trưng và an toàn hơn.
218i Gran Tourer là một trong những mẫu xe mới nhất được sử dụng động cơ ba xi-lanh, dung tích 1.5 với công nghệ BMW TwinPower Turbo thế hệ mới. Công suất tối đa 140 mã lực từ tua máy 4.500 – 6.500 vòng/ phút. Sức kéo tối đa 220Nm ngay từ tua máy 1.480 – 4.200 vòng/ phút. Xe có khả năng tăng tốc 0-100km/h trong 9,6 giây trước khi đạt giới hạn 205km/h. Hộp số tự động 7 cấp ly hợp kép. Ba chế độ vận hành tùy chọn Eco Pro, Comfort và Sport.
218i Gran Tourer là một trong những mẫu xe mới nhất được sử dụng động cơ ba xi-lanh, dung tích 1.5 với công nghệ BMW TwinPower Turbo thế hệ mới. Công suất tối đa 140 mã lực từ tua máy 4.500 – 6.500 vòng/ phút. Sức kéo tối đa 220Nm ngay từ tua máy 1.480 – 4.200 vòng/ phút. Xe có khả năng tăng tốc 0-100km/h trong 9,6 giây trước khi đạt giới hạn 205km/h. Hộp số tự động 7 cấp ly hợp kép. Ba chế độ vận hành tùy chọn Eco Pro, Comfort và Sport.
Sở hữu hệ phun nhiên liệu với độ chính xác cao HPDi, thế hệ động cơ mới còn được trang bị hệ thống điều khiển van biến thiên toàn thời gian VALVETRONIC. Công nghệ tăng áp đơn, cửa nạp kép twin-scroll Turbo. Theo BMW, thế hệ động cơ ba xi-lanh mới tạo ra hiệu năng không chỉ phụ thuộc vào dung tích động cơ hay số lượng xi-lanh như truyền thống.
Nhờ hàng loạt những giải pháp can thiệp tích cực vào hệ thống lái, vận hành BMW 218i GT trong phố đông trở nên nhàn nhã dù chiều dài xe hơn 4,5 mét. Vị trí ngồi của người lái bên trong ca-bin đẩy lên cao hơn, tạo tầm nhìn thoáng đãng. Hệ thống cảm biến trước sau và camera lùi hỗ trợ tài xế nhận biết tình trạng xung quanh xe.
Chế độ lái Eco Pro giúp tối ưu hóa mức tiêu hao nhiên liệu với tính năng khởi động/ dừng xe tự động (Auto Start/Stop) và chức năng tái sinh năng lượng phanh (Brake Energy Regeneration). Động năng sinh ra theo quán tính của xe khi người lái nhấc chân ga và đạp phanh được chuyển thành điện năng tích trữ vào bình ắc quy. Số km người lái tiết kiệm được nhờ chức năng này được hiển thị trên bảng đồng hồ trung tâm.
Tiến ra đường trường với cung đường nhiều cua tay áo, dốc cao 10-12% tại thị trấn Tam Đảo, chất thể thao đặc trưng BMW được thể hiện rõ rệt. 6 người trên xe, chuyển chế độ Sport, 218i GT lầm lũi vượt qua những con dốc cao không mấy trở ngại. Động cơ không gào rú như những mẫu xe động cơ dung tích 1,5 lít trong khi phản hồi từ mặt đường được truyền tải trọn vẹn tới người lái thông qua vô-lăng.
Hộp số 7 cấp ly hợp kép DTC cho phép xe chuyển số nhanh hơn, tua máy không bị tụt nhiều mỗi lần chuyển số. Mỗi bộ ly hợp đảm nhiệm một dãy số, điều khiển điện tử. Ly hợp thứ nhất điều khiển các dãy số 1-3-5-7. Ly hợp còn lại điều khiển dãy N-2-4-6. Khi xe đang vận hành ở dãy số lẻ thì dãy số chẵn tiếp theo đã được kích hoạt sẵn sàng. Tuần tự như vậy, xe sẽ ở các cấp số phù hợp với tốc độ thực tế. Nhả chân ga giảm tốc, máy tính sẽ tính toán về cấp phù hợp để khi nhấn ga trở lại, xe luôn ở trạng thái bắt tốc tốt nhất.
Ngoài những đặc trưng về cảm giác lái và công nghệ động cơ, BMW 218i GT còn sở hữu đầy đủ những DNA thiết kế của BMW. Lưới tản nhiệt phía trước hình quả thận. Hệ thống đèn chiếu sáng LED. Đèn hậu LED thiết kế hình chữ L đặc trưng. Ở bên trong, khoang cabin nghiêng 7 độ về phía người lái. Trần xe cao tạo cảm giác thoáng đãng, cửa gió điều hòa riêng biệt cho cả 7 vị trí ngồi trên xe.
Dòng xe BMW 2 series GT mới nhất được ra mắt trên thế giới vào tháng 3/2018 trước ghi nhận đầy khởi sắc của BMW. Doanh số dòng xe SAT đầu tiên của hãng đã vượt qua mốc 380.000 xe trong giai đoạn 2014-2017. Điều quan trọng hơn đằng sau con số đó là 70% khách hàng của dòng SAT chưa từng sở hữu xe BMW.
Tích góp được khoảng 600 triệu, tôi nhắm đến Honda City 2019, nhưng bố tôi khuyên nên mua xe gầm cao đi cảm giác thoáng, lái sướng hơn, ông tư vấn cho tôi xe Xpander.
Mua xe lần đầu, tôi đang rất phân vân. Mong độc giả có kinh nghiệm tư vấn thêm tôi nên mua xe nào, xin cám ơn.
FIA – Liên đoàn ôtô thế giới đưa ra những tiêu chuẩn hết sức ngặt nghèo cho chiếc mũ bảo hiểm được sử dụng ở F1: chế tạo từ siêu vật liệu, chống cháy, chịu lực va đập tới 20 tấn, chịu nhiệt độ 800 độ C, chịu tác động của một thanh thép dài và nặng rơi tự do từ độ cao trên 5 mét xuống, thiết kế khí động học, cung cấp oxy... và chỉ được nặng khoảng 1,25 kg. Để dễ mường tượng, chiếc mũ bền chắc tới mức nào, dưới đây là đoạn video được thực hiện bởi trang
What’s inside:
Bí mật những thiết bị bảo vệ mạng sống các tay đua F1
Người đàn ông đã phải đập tới 8 nhát búa hạng nặng mới có thể xuyên thủng được một phần chiếc mũ. Nếu đó là loại thậm chí tốt nhất bạn vẫn sử dụng hàng ngày, chắc hẳn nó đã không thể chịu đựng ngay từ nhát đầu tiên.
Ngoài khả năng chịu mọi va đập, bên trong mỗi chiếc mũ bảo hiểm F1 còn chứa đầy những công nghệ tiên tiến.
Mẫu mũ HP7 mới nhất sẽ được các tay đua sử dụng cho mùa giải 2019 năm nay được phát triển bởi Bell có lớp vỏ hoàn toàn bằng sợi carbon. Trên đó, kính chắn gió phủ lớp chống sương và hơi nước kép giúp mang lại tầm nhìn tốt nhất ở tốc độ thường xuyên trên 300 km/h. Các thông số như vòng tua hay tốc độ cũng luôn được hiển thị dạng điện tử ngay trên bộ phận này.
Chạy dọc thân mũ có 14 khe hút không khí giúp làm mát toàn bộ phần đầu của tay đua, nhưng dòng không khí phải nhanh chóng thoát ra rồi tuần hoàn trở lại vì nếu không chúng sẽ gây áp lực lên chiếc mũ khiến nó nặng hơn, ảnh hưởng tới "công suất" chiếc F1.
Xung quanh các tay đua là tiếng gầm rú của những động cơ V6 mạnh từ 750 tới 1.000 mã lực, tiếng hò hét của hàng vạn khán giả mà họ thì cần sự tập trung cao độ sau vô-lăng. Để giải quyết vấn đề, các kỹ sư sử dụng một tấm cách âm, giúp cường độ âm bên trong mũ về dưới 100 dB, ngang ngửa với môi trường trong cabin của chiếc sedan chúng ta di chuyển hàng ngày.
Bộ HANS sau mũ bảo hiểm. Ảnh:
F1
Mỗi chặng đua có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ, một hệ thống ống hút cũng được tích hợp sẵn ngay vị trí gần miệng tay đua nhất để giúp họ chống lại cơn khát. Bên cạnh đó là tai nghe radio đảm bảo cho người lái và đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ không bao giờ gián đoạn liên lạc.
Tất nhiên để làm được những điều tuyệt trên, mỗi chiếc mũ sẽ "ngốn" ít nhất 10.000 USD để sản xuất, con số không hề rẻ.
Nhưng mũ mới chỉ bảo vệ được phần đầu, nên quần áo bảo hộ và HANS ra đời.
Sau rất nhiều cải tiến, bộ quần áo bảo hộ mới nhất ngày nay có thể giúp các tay đua miễn nhiễm với ngọn lửa lên tới 1.000 độ C, tiếp đó họ có ít nhất 11 giây để thoát khỏi đám cháy mà không phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài môi trường. Về cơ bản chúng sẽ được làm từ sợi nomex, loại vật liệu dùng cho trang phục của lính cửu hỏa, rồi gia cố thêm nhiều lớp đệm hấp thụ lực khác ở các vị trí như đùi, đầu gối hay cánh tay của tay đua. Ngoài trang phục, một trang bị vô cùng quan trọng giúp bảo vệ đốt sống cổ cũng được phát triển, đó là HANS.
Trông bề ngoài HANS sẽ giống một miếng tựa cổ làm bằng sợi carbon, gắn liền với mũ bảo hiểm. Trong trường hợp va chạm xảy ra, HANS sẽ giúp giảm 46% khoảng cách di chuyển của cổ và giảm tới 86% lực tác động vào đốt sống.
Bộ đua của Mercedes màu trắng. Ảnh:
Reuters
Sau khi khoác lên mình tổ hợp thiết bị gồm mũ bảo hiểm, HANS và bộ quần áo bảo hộ, các tay đua sẽ được cố định trong khoang lái có phần chật chội bởi một hệ thống 5 dây an toàn chằng chịt. Tất cả nhằm mục đích cho mọi vị trí trên cơ thể họ được giữ cố định trong trường hợp xấu nhất. 2 dây vắt chéo vai, 1 dây vòng qua bụng, 2 dây còn lại giữ 2 chân.
Tác động trực tiếp tới cơ thể các tay đua là điều không ai muốn, trước đó các kỹ sư muốn bảo vệ họ ngay từ vòng ngoài.
Giải pháp đưa ra là phải chế tạo được buồng lái có sức chịu lực hoàn hảo. Bắt đầu từ mùa giải 2018, HALO được lựa chọn như giải pháp tối ưu nhất dành cho các đội đua, dù trước đó công nghệ này vấp phải sự phản đối của các tay đua bởi chúng làm tăng trọng lượng xe. HALO được cấu thành hoàn toàn từ titanium, khối kim loại nặng 7 kg với 3 trục chính. Trục trước được đặt ở chính giữa thân xe phía trước buồng lái, 2 trục bên chạy ra phía sau đi qua chỗ ngồi của tay đua. Bộ phận này đủ sức chịu áp lực tới 12 tấn trong vòng 5 giây, biến thành tấm chắn quan trọng bậc nhất cho người lái trong trường xảy ra va chạm ở tốc độ cực cao trên đường đua F1.
Cấu trúc HALO giúp bảo vệ tài xế khỏi tai nạn. Ảnh:
F1
Cuối cùng là thông số chịu lực va đập của toàn bộ kết cấu khung sườn xe. Trong các clip ghi lại những vụ va chạm kinh hoàng nhất, khán giả nhìn thấy mọi bộ phận của chiếc F1 như lốp, bánh xe, càng xe, đuôi gió... có thể gãy tan nát nhưng buồng lái thì gần như nguyên vẹn, tay đua bước ra như chưa hề có chuyện gì. Đó là bởi cấu trúc khung sườn đặc biệt giúp bảo vệ toàn bộ buồng lái khỏi những va đập ở gia tốc gấp 80 lần gia tốc trọng trường. Theo tính toán, chúng có thể chịu được một lực tác động tương đương 250 tấn.
Vào năm 2016, ở chặng đua Grand Prix tại Bỉ, chiếc Renault R.S16 của Kevin Magnussen mất lái tông thẳng vào hàng rào chắn ở tốc độ 290 km/h. Camera trên xe ghi lại khoảng khắc cú va đập diễn ra với hàng trăm mảnh vỡ. Nhưng Magnussen được đưa ra chăm sóc y tế với chỉ một vết thương nhỏ bên mắt cá chân bên trái.
Sự kỳ diệu đó không phải là một phép màu. Đó là kết quả của những công nghệ an toàn đỉnh cao của giải đua xe nhanh và hấp dẫn hành tinh mang tên F1.