www.otohaiau.com

"Cần tìm đối thủ"

www.otohaiau.com

Diễn đàn xe tải uy tín và lớn nhất việt nam, thỏa sức đăng tin mua bán, rao vặt miễn phí...

www.otohaiau.com

Diễn đàn xe tải uy tín và lớn nhất việt nam, thỏa sức đăng tin mua bán, rao vặt miễn phí...

www.otohaiau.com

Diễn đàn xe tải uy tín và lớn nhất việt nam, thỏa sức đăng tin mua bán, rao vặt miễn phí...

Sơ mi rơ mooc

Diễn đàn xe tải uy tín và lớn nhất việt nam, thỏa sức đăng tin mua bán, rao vặt miễn phí...

www.phutungchenglong.com

Diễn đàn xe tải uy tín và lớn nhất việt nam, thỏa sức đăng tin mua bán, rao vặt miễn phí...

Ô Tô Hải ÂU

Diễn đàn xe tải uy tín và lớn nhất việt nam, thỏa sức đăng tin mua bán, rao vặt miễn phí...

Tìm kiếm Blog này

Bí mật những thiết bị bảo vệ mạng sống các tay đua F1

Mũ bảo hiểm làm từ siêu vật liệu

FIA – Liên đoàn ôtô thế giới đưa ra những tiêu chuẩn hết sức ngặt nghèo cho chiếc mũ bảo hiểm được sử dụng ở F1: chế tạo từ siêu vật liệu, chống cháy, chịu lực va đập tới 20 tấn, chịu nhiệt độ 800 độ C, chịu tác động của một thanh thép dài và nặng rơi tự do từ độ cao trên 5 mét xuống, thiết kế khí động học, cung cấp oxy... và chỉ được nặng khoảng 1,25 kg. Để dễ mường tượng, chiếc mũ bền chắc tới mức nào, dưới đây là đoạn video được thực hiện bởi trang What’s inside:

Bí mật những thiết bị bảo vệ mạng sống các tay đua F1
 
 
Bí mật những thiết bị bảo vệ mạng sống các tay đua F1

Người đàn ông đã phải đập tới 8 nhát búa hạng nặng mới có thể xuyên thủng được một phần chiếc mũ. Nếu đó là loại thậm chí tốt nhất bạn vẫn sử dụng hàng ngày, chắc hẳn nó đã không thể chịu đựng ngay từ nhát đầu tiên.

Ngoài khả năng chịu mọi va đập, bên trong mỗi chiếc mũ bảo hiểm F1 còn chứa đầy những công nghệ tiên tiến. Mẫu mũ HP7 mới nhất sẽ được các tay đua sử dụng cho mùa giải 2019 năm nay được phát triển bởi Bell có lớp vỏ hoàn toàn bằng sợi carbon. Trên đó, kính chắn gió phủ lớp chống sương và hơi nước kép giúp mang lại tầm nhìn tốt nhất ở tốc độ thường xuyên trên 300 km/h. Các thông số như vòng tua hay tốc độ cũng luôn được hiển thị dạng điện tử ngay trên bộ phận này.

Chạy dọc thân mũ có 14 khe hút không khí giúp làm mát toàn bộ phần đầu của tay đua, nhưng dòng không khí phải nhanh chóng thoát ra rồi tuần hoàn trở lại vì nếu không chúng sẽ gây áp lực lên chiếc mũ khiến nó nặng hơn, ảnh hưởng tới "công suất" chiếc F1.

Xung quanh các tay đua là tiếng gầm rú của những động cơ V6 mạnh từ 750 tới 1.000 mã lực, tiếng hò hét của hàng vạn khán giả mà họ thì cần sự tập trung cao độ sau vô-lăng. Để giải quyết vấn đề, các kỹ sư sử dụng một tấm cách âm, giúp cường độ âm bên trong mũ về dưới 100 dB, ngang ngửa với môi trường trong cabin của chiếc sedan chúng ta di chuyển hàng ngày.

Bộ HANS sau mũ bảo hiểm. Ảnh: F1

Bộ HANS sau mũ bảo hiểm. Ảnh: F1

Mỗi chặng đua có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ, một hệ thống ống hút cũng được tích hợp sẵn ngay vị trí gần miệng tay đua nhất để giúp họ chống lại cơn khát. Bên cạnh đó là tai nghe radio đảm bảo cho người lái và đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ không bao giờ gián đoạn liên lạc.

Tất nhiên để làm được những điều tuyệt trên, mỗi chiếc mũ sẽ "ngốn" ít nhất 10.000 USD để sản xuất, con số không hề rẻ.

Nhưng mũ mới chỉ bảo vệ được phần đầu, nên quần áo bảo hộ và HANS ra đời. Sau rất nhiều cải tiến, bộ quần áo bảo hộ mới nhất ngày nay có thể giúp các tay đua miễn nhiễm với ngọn lửa lên tới 1.000 độ C, tiếp đó họ có ít nhất 11 giây để thoát khỏi đám cháy mà không phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài môi trường. Về cơ bản chúng sẽ được làm từ sợi nomex, loại vật liệu dùng cho trang phục của lính cửu hỏa, rồi gia cố thêm nhiều lớp đệm hấp thụ lực khác ở các vị trí như đùi, đầu gối hay cánh tay của tay đua. Ngoài trang phục, một trang bị vô cùng quan trọng giúp bảo vệ đốt sống cổ cũng được phát triển, đó là HANS.

Trông bề ngoài HANS sẽ giống một miếng tựa cổ làm bằng sợi carbon, gắn liền với mũ bảo hiểm. Trong trường hợp va chạm xảy ra, HANS sẽ giúp giảm 46% khoảng cách di chuyển của cổ và giảm tới 86% lực tác động vào đốt sống.

Bộ đua của Mercedes màu trắng. Ảnh: Reuters

Bộ đua của Mercedes màu trắng. Ảnh: Reuters

Sau khi khoác lên mình tổ hợp thiết bị gồm mũ bảo hiểm, HANS và bộ quần áo bảo hộ, các tay đua sẽ được cố định trong khoang lái có phần chật chội bởi một hệ thống 5 dây an toàn chằng chịt. Tất cả nhằm mục đích cho mọi vị trí trên cơ thể họ được giữ cố định trong trường hợp xấu nhất. 2 dây vắt chéo vai, 1 dây vòng qua bụng, 2 dây còn lại giữ 2 chân.

Tác động trực tiếp tới cơ thể các tay đua là điều không ai muốn, trước đó các kỹ sư muốn bảo vệ họ ngay từ vòng ngoài. Giải pháp đưa ra là phải chế tạo được buồng lái có sức chịu lực hoàn hảo. Bắt đầu từ mùa giải 2018, HALO được lựa chọn như giải pháp tối ưu nhất dành cho các đội đua, dù trước đó công nghệ này vấp phải sự phản đối của các tay đua bởi chúng làm tăng trọng lượng xe. HALO được cấu thành hoàn toàn từ titanium, khối kim loại nặng 7 kg với 3 trục chính. Trục trước được đặt ở chính giữa thân xe phía trước buồng lái, 2 trục bên chạy ra phía sau đi qua chỗ ngồi của tay đua. Bộ phận này đủ sức chịu áp lực tới 12 tấn trong vòng 5 giây, biến thành tấm chắn quan trọng bậc nhất cho người lái trong trường xảy ra va chạm ở tốc độ cực cao trên đường đua F1.

Cấu trúc HALO giúp bảo vệ tài xế khỏi tai nạn. Ảnh: F1

Cấu trúc HALO giúp bảo vệ tài xế khỏi tai nạn. Ảnh: F1

Cuối cùng là thông số chịu lực va đập của toàn bộ kết cấu khung sườn xe. Trong các clip ghi lại những vụ va chạm kinh hoàng nhất, khán giả nhìn thấy mọi bộ phận của chiếc F1 như lốp, bánh xe, càng xe, đuôi gió... có thể gãy tan nát nhưng buồng lái thì gần như nguyên vẹn, tay đua bước ra như chưa hề có chuyện gì. Đó là bởi cấu trúc khung sườn đặc biệt giúp bảo vệ toàn bộ buồng lái khỏi những va đập ở gia tốc gấp 80 lần gia tốc trọng trường. Theo tính toán, chúng có thể chịu được một lực tác động tương đương 250 tấn.

Vào năm 2016, ở chặng đua Grand Prix tại Bỉ, chiếc Renault R.S16 của Kevin Magnussen mất lái tông thẳng vào hàng rào chắn ở tốc độ 290 km/h. Camera trên xe ghi lại khoảng khắc cú va đập diễn ra với hàng trăm mảnh vỡ. Nhưng Magnussen được đưa ra chăm sóc y tế với chỉ một vết thương nhỏ bên mắt cá chân bên trái.

Tai nạn của Kevin Magnussen
 
 
Tai nạn của Kevin Magnussen

Tai nạn của kevin Magnussen tại chặng Bỉ năm 2016. Video: F1

Sự kỳ diệu đó không phải là một phép màu. Đó là kết quả của những công nghệ an toàn đỉnh cao của giải đua xe nhanh và hấp dẫn hành tinh mang tên F1.

Thái Hoàng

Toyota Altis thế hệ mới sắp ra mắt Đông Nam Á

Toyota Altis 2020 dự kiến ra mắt tại Thái Lan ngày 3/9.

Toyota Altis 2020 dự kiến ra mắt tại Thái Lan ngày 3/9.

Altis 2020 ra mắt lần đầu tại thị trường Mỹ hồi tháng 2 . So với phiên bản cũ, xe thay đổi thiết kế, trẻ trung hơn. Lưới tản nhiệt kiểu dáng mới, đèn LED ban ngày hình chữ J, hốc hút gió lớn phía dưới, cản trước tích hợp đèn sương mù hai bên. Cụm đèn hậu LED, phát triển dựa trên nền tảng GA-C của TNGA.

Nội thất thiết kế lại, màn hình thông tin giải trí 8 inch, riêng bản thấp nhất sử dụng màn hình 7 inch. Ghế da thể thao, màn hình kính lái HUD, vô-lăng bọc da tích hợp nhiều phím chức năng.

Altis thế hệ mới bán ra tại Thái Lan lắp động cơ 1,8 lít với hai tùy chọn. Bản động cơ xăng thuần túy Dual VVT-i mang mã 2ZR-FBE công suất 140 mã lực ở vòng tua máy 6.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 175 Nm tại 4.000 vòng/phút. Hộp số CVT.

Altis thế hệ mới thiết kế lại, thẻ trung hơn.

Altis thế hệ mới thiết kế lại, thẻ trung hơn.

Và bản Hybrid với động cơ xăng 1.8 I4 mã 2ZR-FXE công suất 98 mã lực ở 5.200 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 142 Nm tại 3.600 vòng/phút, kết hợp với một động cơ điện công suất 72 mã lực, mô-men xoắn 163 Nm. Nhờ đó tạo ra tổng công suất 122 mã lực và truyền đến các bánh xe qua hộp số E-CVT.

Khách hàng tại đất nước chùa vàng có thêm bản động cơ xăng 1,6 lít hút khí tự nhiên Dual VVT-i mang mã 1ZR-FBE, sản sinh công suất 125 mã lực, mô-men xoắn cực đại 157 Nm. Tùy chọn số sàn 6 cắp hoặc tự động 7 cấp Super CVTi.

Trang bị an toàn trên Altis thế hệ mới với gói Toyota Safety Sense gồm hệ thống cảnh báo va chạm PCS, điều khiển hành trình thích ứng DRCC, đèn pha tự động điều chỉnh góc chiếu, cảnh báo chệch làn, hỗ trợ giữ làn.

Nội thất da, ghế da thể thao, lựa chọn màn hình giải trí 7 hoặc 8 inch.

Nội thất da, ghế da thể thao, lựa chọn màn hình giải trí 7 hoặc 8 inch.

Giá xe sẽ công bố vào ngày ra mắt. Tại Mỹ, Toyota Altis có giá từ 20.100 USD.

Minh Vũ

Anht: Toyota

Ôtô nhập khẩu Indonesia, Thái Lan tiếp tục đổ bộ Việt Nam

7.734 là số xe con nguyên chiếc từ Thái Lan và Indonesia về nước trong tháng 7 vừa qua, chiếm gần 95% tổng lượng nhập khẩu, theo Tổng cục Hải Quan. Trong đó, xe hơi xứ chùa vàng giảm 3,5% về lượng so với tháng 6/2019, đạt 4.904 xe. Trái lại, ôtô từ xứ vạn đảo tăng hơn 85%, đạt 2.712 xe xuất khẩu sang Việt Nam.

Ôtô con sản xuất tại Indonesia, Thái Lan tiếp tục chiếm lĩnh thị trường xe nhập phân khúc phổ thông ở Việt Nam. Từ 2015 đến nay, xe con hiện diện tại Việt Nam nhưng xuất xứ từ hai nước láng giềng không ngừng tăng về lượng.

Tính đến hết tháng 7/2019, các liên doanh ôtô tại Việt Nam nhập 86.969 ôtô nguyên chiếc các loại, gấp gần 4,6 lần so với cùng kỳ năm trước, 18.888 xe. Trong đó, xe hơi 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 63.063 chiếc, gấp 5 lần. Ôtô vận tải là 20.805 chiếc, gấp gần 3 lần so với 7 tháng của năm 2018.

Xe hơi nhập khẩu đều đặn về Việt Nam tạo điều kiện cho nguồn cung ổn định. Đây là động lực chính bên cạnh sức mua của người dân, giúp doanh số bán hàng của xe nhập tăng trưởng vượt bậc. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) trong 7 tháng đầu 2019, xe nhập khẩu tiêu thụ 73.934 xe, tăng đến 207% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, xe lắp ráp giảm 14%, đạt 107.006 xe bán ra. Con số của 7 tháng đầu 2018 là 124.776 xe.

Mức tăng-giảm trái ngược khiến cán cân cạnh tranh giữa xe lắp ráp và nhập khẩu trở nên cân bằng hơn. Khoảng cách của xe lắp trong hơn nửa đầu 2018 với xe nhập là 100.718 xe. Nghị định 116 với yêu cầu giấy chất lượng kiểu loại VTA mà phần lớn các hãng không thể đáp ứng, khiến xe nhập gần như tắc đường về ở khoảng nửa đầu 2018. Đây là nguyên nhân khiến xe lắp ráp chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trước xe nhập.

Đến nay, khi các thủ tục thông quan không còn vướng mắc, xe nhập về nước với số lượng ngày càng tăng. Khoảng cách chênh lệch lớn với xe lắp ráp trước đó được kéo xuống chỉ còn 33.072 xe trong nửa 7 tháng 2019, tương đương mức giảm hơn 3 lần.

Ford Ranger, xe nhập khẩu bán chạy nhất tại Việt Nam trong tháng 7/2019. Ảnh: Đức Huy

Ford Ranger, xe nhập khẩu bán chạy nhất tại Việt Nam trong tháng 7/2019. Ảnh: Đức Huy

Trong số 10 sản phẩm bán chạy nhất thị trường tháng 7/2019, xe lắp ráp có 7 và xe nhập khẩu có 3. Ford Ranger, Honda CR-V xuất xứ Thái Lan, Mitsubishi Xpander từ Indonesia là ba sản phẩm nhập khẩu góp mặt trong danh sách.

Thành Nhạn

Yamaha XSR 155 2019 - xế hoài cổ giá 2.900 USD

Yamaha bổ sung sản phẩm mới mang tên XSR 155, lắp động cơ 155 phân khối mang phong cách cổ điển Sport Heritage. Hãng xe Nhật hướng XSR 155 đến khách hàng trẻ tuổi, muốn tìm kiếm một mẫu xe khác biệt với những MT-15 và YZF-R15.

Yamaha XSR 155 2019 ra mắt tại Thái Lan hôm 16/8.

Yamaha XSR 155 2019 ra mắt tại Thái Lan hôm 16/8.

Cỗ máy một xi-lanh dung tích 155 phân khối, làm mát bằng dung dịch, phun xăng điện tử cho công suất 19,3 mã lực, mô-men xoắn cực đại 15 Nm. Hộp số 6 cấp. Động cơ trên XSR 155 tích hợp công nghệ van biến thiên VVA và ly hợp chống trượt Slipper Clutch.

XSR 155 phát triển dựa trên khung sườn của Yamaha MT-15, đèn pha LED đơn cổ điển, đèn hậu LED và đồng hồ LCD cùng kiểu hình tròn cổ điển. Tay lái đặt cao và rộng, bình xăng thiết kế hình giọt nước, yên phẳng, chắn bùn ngắn. Cặp phuộc trước upside down, giảm xóc đơn sau.

Xe dài 2.000 mm, rộng 805 mm, cao 1.080 mm. Chiều dài cơ sở 1.330 mm, độ cao yên 810 mm, khoảng sáng gầm 170 mm. Bình xăng dung tích 10 lít, trọng lượng 134 kg.

Trang bị an toàn với hệ thống phanh đĩa đơn cả hai bánh. Xe sử dụng vành hợp kim 17 inch kết hợp với lốp không săm, lốp trước 110/70 và lốp sau 140/70.

Yamaha XSR 155 2019 bán ra tại Thái Lan từ ngày 17/8, giá 2.900 USD với 4 màu lựa chọn.

Minh Vũ

Ảnh: Yamaha, Greatbiker

Ôtô cảnh sát đâm đuôi xe phun nước, một sĩ quan thiệt mạng

Xe tải hích lật xe cảnh sát, một sĩ quan thiệt mạng
 
 
Xe tải hích lật xe cảnh sát, một sĩ quan thiệt mạng

Video: LiveLeak

Xe cảnh sát đi làm nhiệm vụ. Phía trước, xe phun nước màu vàng đang chạy ở làn giữa. Từ làn ngoài cùng bên phải, xe ưu tiên chuyển sang làn giữa. Khi khoảng cách được thu hẹp, đột nhiên cả hai xe đều ngoặt sang phải. Cú hích từ xe phun nước khiến ôtô cảnh sát bật lên, lộn một vòng.

Tai nạn khiến một cảnh sát thiệt mạng và một người khác bị thương, theo Ya62 .

Xe cảnh sát bung ba-đờ-sốc trước, dập móp phần nóc.

Xe cảnh sát bung ba-đờ-sốc trước, dập móp phần nóc. Ảnh: Ya62

Mỹ Anh

Mazda3 'cướp' đường ngược chiều giờ tan tầm

Mazda trắng cướp đường giờ tan tầm tại Hà Nội
 
 
Mazda trắng "cướp" đường giờ tan tầm tại Hà Nội

Video: Alan Pham

Trong cơn mưa, đường hai chiều lại khá hẹp và không có ôtô nào lấn làn, tài xế chiếc sedan màu trắng vẫn quyết định lao lên phía trước hòng đi nhanh hơn, không chờ đèn đỏ. Tuy vậy, gặp xe gắn camera hành trình đi đúng chiều không nhường, Mazda3 sau đó phải trở về đúng làn đường.

Tài xế Alan Pham, người lái xe gắn camera hành trình cho biết tài xế Mazda3 là một phụ nữ. Theo Nghị định 46/2016, tài xế điều khiển ôtô đi ngược chiều bị phạt từ 800.000-1,2 triệu đồng, đồng thời tước bằng lái xe 1-3 tháng.

Ngọc Điệp

Những kiểu va chạm ôtô khiến túi khí không bung

Để bảo vệ người sử dụng, ôtô có nhiều bộ phận và công nghệ được áp dụng, chia thành hai loại là chủ động và bị động. Chủ động là những tính năng hỗ trợ phòng tránh nếu có tai nạn, ví như phanh chủ động... Bị động là những hệ thống không giúp tránh tai nạn, nhưng giúp giảm thiểu hậu quả của tai nạn, bao gồm khung xe, dây an toàn, túi khí...

Túi khí cho tài xế và hành khách phía trước khi nào bung hay không bung trong các va chạm giao thông là câu hỏi của nhiều người. Liệu túi khí không bung có phải ôtô có khả năng bảo vệ hành khách thấp? Thực tế không phải vậy. Chuyên gia kỹ thuật của các hãng xe đều cho biết, túi khí trước được thiết kế để bung trong trường hợp ảnh hưởng đến sự an toàn của người dùng và lúc đó túi khí có ích. Đồng nghĩa với việc, có những trường hợp tính mạng người dùng gặp nguy nhưng túi khí trước không thể hỗ trợ gì thì túi khí cũng không bung.

Các trường hợp túi khí trước bung

Ôtô đâm như thế nào thì bung hoặc không bung túi khí?

Về cơ bản, túi khí sẽ bung khi xe bị va chạm phía trước trong phạm vi giới hạn của hai mũi tên màu đỏ ở hình trên. Nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần. Nếu lực đâm không đủ mạnh, dây đai an toàn đủ để bảo vệ người trên xe thì túi khí cũng không bung.

Trường hợp chắc chắn bung: đâm vào tường cố định.

Ôtô đâm như thế nào thì bung hoặc không bung túi khí? - 1

Nếu xe đâm vào tường cố định ở tốc độ khoảng 25 km/h trở lên thì túi khí sẽ kích hoạt. Lúc này, theo quán tính người trên xe sẽ lao về phía trước. Khi đó, dây an toàn giữ thân người ở lại và túi khí bung sẽ giúp phần trên cơ thể không lao về phía kính lái.

Theo tính toán, nếu không thắt dây an toàn, khi xe đâm vào tường ở tốc độ 48 km/h, người sẽ lao về táp-lô, kính lái với lực tương đương rơi từ tầng 3 của tòa nhà xuống đất.

Ôtô đâm như thế nào thì bung hoặc không bung túi khí? - 2

Túi khí cũng có thể bung khi có các va chạm mạnh phía trước bên trái hay bên phải với góc va chạm trong khoảng 30 độ, theo Honda. Nhưng nếu cũng va chạm đó nhưng tương đối nhẹ, túi khí không bung bởi dây an toàn đã đủ giữ thân người an toàn.

Ôtô đâm như thế nào thì bung hoặc không bung túi khí? - 3

Bởi túi kích hoạt dựa vào nhiều thông tin, trong đó có nguồn quan trọng là sự thay đổi gia tốc nên đôi khi, không có va chạm trực diện, túi khí vẫn bung, đó là trường hợp bánh xe bị rơi xuống hố sâu hoặc bị va mạnh vào các chướng ngại vật như vỉa hè cao hay gờ giảm tốc cao. Lúc này, gia tốc xe bị thay đổi đột ngột.

Trường hợp túi khí có thể không bung

Ôtô đâm như thế nào thì bung hoặc không bung túi khí? - 4

Đâm vào cột điện, gốc cây là những tình huống hay gặp trong thực tế, nhưng đây lại là trường hợp xác suất bung túi khí thấp. Nếu vị trí đâm gần tâm khung chịu lực của xe thì lúc đó lực đã được hấp thụ nên không đủ làm túi khí kích hoạt.

Trường hợp túi khí hiếm khi bung

Xe bị đâm từ sau, lật vòng và rúc gầm xe tải là những trường hợp túi khí hiếm khi được kích hoạt.

Ôtô đâm như thế nào thì bung hoặc không bung túi khí? - 5

Khi xe lộn vòng, dây an toàn và bộ khung xe mới là hai thứ quan trọng bảo vệ hành khách. Túi khí lúc này vô ích dù có bung hay không.

Thực tế nhiều trường hợp tai nạn xe bị lật xuống ruộng và túi khí bung. Tuy nhiên, đây nhiều khả năng là kết quả của một va chạm trực diện trước đó khiến túi khí kích hoạt, trước khi xe bị lộn vòng.

Ôtô đâm như thế nào thì bung hoặc không bung túi khí? - 6

Nếu xe bị chui gầm xe khác ở tốc độ thấp, va chạm này thường chỉ gây ra móp thân xe, do vậy túi khí cũng không được kích hoạt.

Ôtô đâm như thế nào thì bung hoặc không bung túi khí? - 7

Khi xe bị đâm từ phía sau, quán tính không khiến thân người lao về phía trước, vì vậy lúc này túi khí không có tác dụng. Do đó, túi khí không kích hoạt.

Vì sao đầu xe hư hỏng nặng mà túi khí vẫn không nổ?

Sách hướng dẫn của Honda viết, các bộ phận thân xe là phần hấp thụ lực va chạm nên không thể chỉ dựa vào mứcđộ hư hỏng để khẳng định túi khí của xe có hoạt động đúng hay không. Trong trường hợp xe hỏng nặng nhưng túi khí không cần thiết bung hoặc không có tác dụng thì túi khí cũng không được kích hoạt.

Những lưu ý với túi khí

Túi khí là thiết bị bảo vệ nhưng cũng có thể là vũ khí sát thương bởi tốc độ bung nhanh (lên tới 300 km/h), lực nổ rất mạnh. Vì vậy, để túi khí mang lại hiệu quả tốt nhất, người dùng cần nhớ luôn thắt dây an toàn mỗi khi lên xe ở tất cả vị trí được trang bị dây an toàn. Hành khách ghế trước nên đẩy ghế các xa táp-lô càng tốt.

Bên cạnh đó, không được để vật nặng, nhọn ở khoảng không gian giữa người và túi khí. Ví dụ, vừa lái xe vừa ngậm tẩu thuốc, kẹo que hay bất cứ vật dụng nào dài, nhọn.

Tài xế ghi nhớ không gắn bất cứ thứ gì lên nắp túi khí ví như gắn đá lên vô-lăng hay để các vật dụng trang trí cứng trên nắp túi khí (nơi có ghi chữ SRS Airbag).

Nguyên Khoa

Đồ họa: HDSD HR-V