Tại hầu hết các hãng sản xuất xe hơi, sự ra đời của một sản phẩm thường bắt đầu bằng một bản phác thảo. Đơn giản, bản vẽ là điểm khởi đầu hợp lý nhất cho một ý tưởng về thiết kế. Nhưng Mazda lại làm điều này theo một cách hoàn toàn khác để theo đuổi trọn vẹn tinh thần "Car as Art" – mỗi chiếc xe là một tác phẩm nghệ thuật.
Giám đốc thiết kế toàn cầu của Mazda, ông Ikuo Maeda tin rằng, nếu một nhà thiết kế không thể bày tỏ cảm xúc và lý tưởng ở dạng trừu tượng, anh ta sẽ không thể tạo ra một chiếc xe đẹp. Chính vì vậy, tất cả các mẫu xe khởi tạo từ Mazda không bắt đầu bằng một bản vẽ mà là một tác phẩm điêu khắc bằng đất sét, do chính các nghệ nhân (Takumi) thực hiện.
Mẫu vật này được các nghệ nhân tạo hình gọi là "Goshintai" – gửi gắm linh hồn của thần linh vào sự vật trong văn hóa Nhật Bản. Khoảnh khắc kỳ diệu nhất của việc tạo hình chính là khi những khối đất sét không có hình dạng trở thành những mẫu vật được nghệ nhân "thổi hồn".
Đây là điều khó thể thực hiện bằng công nghệ dựng hình 3D trên máy tính hiện nay. Việc duy trì hình thức tạo mẫu đất sét dù tốn nhiều chi phí, công sức và thời gian nhưng qua đó cho thấy quyết tâm của Mazda trong việc theo đuổi nghệ thuật thiết kế trong chế tác xe hơi.
Nhưng Mazda không bảo thủ đến mức từ bỏ công nghệ tạo hình kỹ thuật số. Hiểu được điểm yếu và điểm mạnh của cả phương pháp tạo hình truyền thống lẫn hiện đại, hãng không từ bỏ cái này để chọn cái kia mà kết hợp sử dụng cả hai.
Khi Goshintai trừu tượng được hoàn thành, mẫu vật được số hóa bằng máy quét 3D và đây là lúc những công nghệ hiện đại bậc nhất sẽ hiện thực hóa một sản phẩm hoàn thiện.
Khi những ý tưởng thiết kế đầu tiên về Mazda CX-8 và New Mazda CX-5 được thai nghén, một trong những chủ đề then chốt và xuyên suốt là "Car as Art" – chú trọng và nâng tầm nghệ thuật trong thiết kế xe hơi. "Ngoại hình của hai mẫu SUV phải trở nên tinh giản, trưởng thành và thanh lịch nhưng vẫn đậm chất táo bạo của dòng SUV", mục tiêu được lãnh đạo hãng xe đưa ra rõ ràng.
Với một đường nét chính duy nhất, quét từ đèn chiếu sáng về phía lốp sau, vẻ ngoài của Mazda CX-8 và New Mazda CX-5 đã thay đổi hoàn toàn. Diện mạo ba chiều của logo và lưới tản nhiệt của hai mẫu xe được nhấn mạnh, tăng cường hiệu ứng thị giác của logo và làm nổi bật chiều sâu của khe hút gió.
Bộ mâm xe Goshintai kích thước 19 inch lấy cảm hứng từ đường nét cơ bắp của loài báo đang săn mồi và bộ ống xả kép thể thao khiến vẻ ngoài của bộ đôi SUV thêm phần mạnh mẽ. Sự tinh tế trong thiết kế của hai mẫu SUV còn thể hiện từ những đường kim, mũi chỉ được chăm chút trên vô-lăng hay ghế bọc da.
"Sự sang trọng là tổng hòa của các chi tiết được chăm chút khéo léo và đầy sự quan tâm", hãng xe nhận định. "Ngoài ra, các họa tiết trên nút chỉnh Mazda Connect cùng các nút bấm khác trong khoang nội thất cũng được tinh chỉnh mới hơn để tạo sự thu hút".
Hãng xe Nhật cũng tin rằng, vẻ đẹp của một chiếc xe không chỉ đến từ chính bản thân mà còn được bổ sung bởi vẻ đẹp mà chính nó phản chiếu. Đó là lý do Mazda là một trong những hãng xe đầu tư rất lớn vào việc nghiên cứu và phát triển các màu sơn đặc biệt. "Màu sơn là một trong những yếu tố chính tạo nên sự tương tác giữa ánh sáng và bóng tối trên thân của bộ đôi SUV, có thể tạo ra hiệu ứng thị giác chuyển động ngay cả khi xe đang đứng yên", hãng nhận định. Nổi bật trong số đó là màu sơn cao cấp Soul Red Crystal đầy ấn tượng.
Tư duy thiết kế đậm chất nghệ thuật của Mazda ăn khớp hoàn hảo với tinh thần Jinba-Ittai mà hãng xe đang theo đuổi với mục đích tạo ra kết nối tinh thần giữa chiếc xe và chủ sở hữu. "Mazda không đơn thuần chỉ là một hãng chế tạo xe hơi, đây là nơi tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đích thực làm say đắm lòng người", hãng xe khẳng định.
- Trang chủ
- Thời sự
- Góc nhìn
- Thế giới
- Kinh doanh
- Giải trí
- Thể thao
- Pháp luật
- Giáo dục
- Sức khỏe
- Đời sống
- Du lịch
- Khoa học
- Số hóa
- Xe
- Ý kiến
- Tâm sự
- Video
- Ảnh
- Infographics
- Cười
- Fsell
- 24h qua
- Liên hệ Tòa soạn
- Thông tin Tòa soạn
Copyright 1997 VnExpress, All rights reserved
VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.