www.otohaiau.com

"Cần tìm đối thủ"

Tìm kiếm Blog này

Chuyên gia tim mạch khuyên: Thay đổi 7 thói quen, ngăn chặn được 60% khả năng mắc bệnh

Mọi người thường nói, có sức khỏe là có tất cả. Những người ở độ tuổi trung niên thường phải làm việc với áp lực lớn và cường độ cao. 

Để khỏe mạnh, họ đã tham gia rất nhiều các lớp tập thể dục. Tuy nhiên mọi người lại không biết rằng, giảm cân không đúng cách, không những không đạt được mục đích khỏe mạnh, mà còn có thể gây ra những tổn hại đối với cơ thể, ví dụ có thể khiến cho gan bị tổn thương.

Kết quả của cuộc khảo sát đầu tiên về mối quan hệ giữa lối sống và bệnh mạch máu ở Trung Quốc đã cho thấy những kết quả bất ngời. Bài viết này của Bác sĩ Lí Khang – Phó chủ nhiệm khoa Tim mạch, Bệnh viện Bắc Kinh, Trung Quốc.

"60% các bệnh về tim mạch và mạch máu não có thể phòng ngừa và kiểm soát". Một thành quả nghiên cứu gần đây của nhóm viện sĩ hàn lâm Cố Đông Phong thuộc Viện khoa học Y khoa Trung Quốc vừa được công bố giống như "liều thuốc trợ tim" cho không ít bệnh nhân. 

Nghiên cứu đã chỉ ra, trong số người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên ở Trung Quốc, trong khoảng 60,5% số bệnh nhân tử vong do mắc bệnh ở động mạch vành và đột quỵ được cho là do không đáp ứng được 7 chỉ số sức khỏe tim mạch lý tưởng, lần lượt là: 

Hút thuốc, chỉ số trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực, chế độ ăn uống, huyết áp, tổng lượng cholesterol và đường huyết lúc đói. Nếu trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cố gắng điều chỉnh thì hoàn toàn có thể tránh được bệnh.

Bác sĩ Lí Khang – Phó chủ nhiệm khoa Tim mạch, Bệnh viện Bắc Kinh cho biết, bệnh tim mạch và mạch máu não được cho là bệnh lối sống của xã hội hiện đại. Những nghiên cứu tương tự như thế này đã được làm rất nhiều trên thế giới, nhưng ở Trung Quốc đây là lần đầu tiên nên rất có ý nghĩa, mọi người có thể tham khảo. 

Đối với những nhân tố nguy hiểm trên, bác sĩ Lí Khang đã đưa ra những hướng dẫn và đề xuất như sau:

1. Cai thuốc

Chuyên gia tim mạch khuyên: Thay đổi 7 thói quen, ngăn chặn được 60% khả năng mắc bệnh - Ảnh 1.

Khi hút thuốc, các chất có hại như nicotin có trong thuốc lá sẽ kích thích trung khu vận động mạch máu và kích thích giải phóng adrenalin và norepinephrine trong cơ thể làm cho tim đập nhanh hơn, co mạch ngoại vi, tăng huyết áp. Do đó, trong cuộc sống chúng ta hãy cố gắng không hút thuốc và tránh xa khói thuốc.

2. Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Trong chế độ ăn uống hàng ngày cần đảm bảo rằng carbohydrate, protein và chất béo được cung cấp một cách hợp lý, có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Cố gắng đừng cung cấp vượt quá giới hạn trên của nhiệt lượng. Đồng thời ít ăn những thức ăn chiên rán với nhiệt lượng cao, thức ăn tiện lợi và thức ăn nhanh…

3. Thường xuyên tập thể dục

Tập thể dục có thể cải thiện tuần hoàn máu, có hiệu quả rõ rệt đối với việc giảm lipid máu, giảm huyết áp và giảm trọng lượng cơ thể. Ngoài ra tập thể dục còn giúp chúng ta giải tỏa stress, tâm thân vui vẻ. 

Chúng ta nên căn cứ vào tình trạng của bản thân như tuổi tác, giới tính, thể lực để xác định thời gian và cường độ tập luyện. Thông thường thì có thể tiến hành nhiều những hoạt động như chạy bộ, đi bộ nhanh, bơi, đạp xe đạp v.v. mỗi lần kiên trì tập 30 phút, mỗi tuần tập ít nhất 5 lần, sau khi tập nhịp tim cộng với tuổi mà không quá 170 là thích hợp. 

Trạng thái tập thể dục là cơ thể ra mồ hôi nhẹ, không cảm thấy mệt nhoài, sau khi tập thể dục cơ thể cảm thấy thoải mái là tốt nhất.

4. Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ sẽ làm cho lipid máu tăng cao. Lipid máu quá nhiều sẽ bám vào thành mạch máu gây ra chứng xơ vữa động mạnh, từ đó gây ra tắc động mạnh. 

Bởi vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày, chúng ta nên giảm bớt lượng muối, đường, chất béo bão hòa, ăn thực phẩm ít calo giàu khoáng chất, vitamin, cellulose và các chất dinh dưỡng khác như rau, trái cây, ngũ cốc thô, thịt nạc, cá hoặc các sản phẩm từ sữa ít béo, v.v.

5. Kiểm soát huyết áp

Khi huyết áp tăng, lực tác động của lưu lượng máu đối với thành mạch máu tăng lên, làm cho chức năng nội mô của động mạch suy giảm, dễ sinh ra xơ cứng động mạch. Nhiều người tự nhiên bị giãn động mạch hoặc phình động mạch, khi huyết áp đột ngột tăng cao, chỗ phình động mạch sẽ bị vỡ, gây ra xuất huyết não. 

Do đó huyết áp nên được kiểm soát ở dưới ngưỡng 140/90 mm Hg. Trong ăn uống hàng ngày, mọi người nên ăn ít muối, nên khống chế mỗi ngày mỗi người chỉ sử dụng khoảng 6gram muối, nên thường xuyên sử dụng các phương pháp nấu ăn như hấp, luộc… sử dụng ít gia vị như nước tương và bột ngọt. Trẻ em và thanh thiếu niên cũng nên chú ý theo dõi và phòng ngừa huyết áp.

6. Kiểm soát lipid máu

Khi cholesterol xấu trong máu tăng lên rất dễ lắng đọng trên thành mạch máu và hình thành mảng bám, thậm chí làm tắc nghẽn mạch máu và hình thành cục máu đông, dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp tính hoặc nhồi máu não. 

Bởi vậy, để không làm cho lượng cholesterol xấu trong máu tăng lên, chúng ta nên ăn uống dựa trên nguyên tắc ăn ít dầu, ăn ít nội tạng động vật, mỡ động vật và đồ ngọt, đặc biệt là thực phẩm có chứa axit béo chuyển hóa như kem và bơ v.v.

7. Hạ đường huyết

Khi bị tăng đường huyết trong một thời gian dài, các tế bào nội mô động mạch rất dễ bị tổn thương, tính thẩm thấu của thành mạch máu bị suy giảm, lipid dễ dàng đọng và bám lại trong nội mô mạch máu, làm cho đường kính của mạch máu bị hẹp lại, gây ra bệnh tim mạch vành, nhồi máu não và các bệnh khác. 

Để hạ đường huyết, chúng ta nên ăn thực phẩm nhiều chất xơ như cà rốt, cần tây, yến mạch, cam, quýt v.v. vì như vậy sẽ làm chậm quá trình hấp thụ đường trong ruột.

*Theo Health 

.