www.otohaiau.com

"Cần tìm đối thủ"

www.otohaiau.com

Diễn đàn xe tải uy tín và lớn nhất việt nam, thỏa sức đăng tin mua bán, rao vặt miễn phí...

www.otohaiau.com

Diễn đàn xe tải uy tín và lớn nhất việt nam, thỏa sức đăng tin mua bán, rao vặt miễn phí...

www.otohaiau.com

Diễn đàn xe tải uy tín và lớn nhất việt nam, thỏa sức đăng tin mua bán, rao vặt miễn phí...

Sơ mi rơ mooc

Diễn đàn xe tải uy tín và lớn nhất việt nam, thỏa sức đăng tin mua bán, rao vặt miễn phí...

www.phutungchenglong.com

Diễn đàn xe tải uy tín và lớn nhất việt nam, thỏa sức đăng tin mua bán, rao vặt miễn phí...

Ô Tô Hải ÂU

Diễn đàn xe tải uy tín và lớn nhất việt nam, thỏa sức đăng tin mua bán, rao vặt miễn phí...

Tìm kiếm Blog này

Chứng dương nuy và cách chữa

Người mắc bệnh liệt dương (y học cổ truyền gọi là dương nuy). Theo Y học cổ truyền, bệnh liệt dương có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ vấn đề tâm lý, xã hội cho đến thể chất, thói quen sinh hoạt tình dục. Vì vậy khi điều trị cần phân tích từng thể bệnh để áp dụng bài thuốc thích hợp.

Thể nguyên dương bất túc:

Chứng trạng: Nhu cầu tình dục giảm, dương vật không thể cương cứng lên được, bụng dưới cảm giác lạnh, sợ rét, chân tay lạnh, tinh thần không phấn chấn, lưng gối mỏi yếu, lưỡi mập nhạt.

Phép điều trị: Ôn thận tráng dương.

Bài thuốc: Thỏ ty tử 15g, phỉ thái tử 10g, ích trí nhân 12g, hồi hương tử 10g, xà sàng tử 15g, nhục quế 5g, tiên mao 10g, tiên linh tỳ 15g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thể tâm tỳ đều hư:

Chứng trạng: Liệt dương, nhu cầu tình dục giảm, chân tay yếu mỏi, tim hồi hộp, ít ngủ mộng mị nhiều, ăn uống kém, tứ chi mỏi, bụng đầy trướng, phân nát, sắc mặt không tươi nhuận, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch hư nhược.

Phép điều trị: Bổ ích tâm tỳ.

Bài thuốc: Đẳng sâm 12g, bạch truật 10g, phục linh 12g, chích cam thảo 6g, phục viễn chí 10g, toan táo nhân 12g, hoàng kỳ 15g, đương quy 10g, long nhãn 10g, thỏ ty tử 15g, tiên linh tỳ 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thể can khí uất trệ:

Chứng trạng: Liệt dương, tinh thần uất ức, ngực sườn đầy tức, bứt rứt dễ cáu, lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng mỏng.

Phép điều trị: Sơ can giải uất.

Bài thuốc: Ngô công 20 con, đương quy 60g, bạch thược 60g, cam thảo 30g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thể can đởm thấp nhiệt:

Chứng trạng: Liệt dương, âm nang ẩm ướt, người mệt mỏi, tâm phiền miệng đắng, tiểu tiện đỏ, ít, rêu vàng nhớt.

Phép điều trị: Thanh nhiệt hoá thấp.

Bài thuốc: Long đởm thảo 6g, hoàng cầm 10g, chi tử 10g, trạch tả 12g, mộc thông 6g, xa tiền tử 12g, sài hồ 10g, đương quy 10g, sinh địa 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể thận hư:

Chứng trạng: Liệt dương, tim hồi hộp không yên, dễ khiếp nhược kinh sợ, mất ngủ, mộng mị nhiều, tinh thần không phấn chấn, lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng.

Phép điều trị: Bổ thận ninh tâm.

Bài thuốc: Thục địa 12g, ba kích 12g, táo nhân 12g, viễn chí 6g, sơn dược 12g, đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, đương quy 10g, phục linh 12g, sài hồ 6g, thăng ma 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Cây tiên mao.

Ngoài ra có thể dùng một trong các vị thuốc tán hoặc ngâm rượu sau đây:

- Cửu hương trùng dùng lửa nhỏ sao vàng nghiền bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 - 5g. Sách “Bản thảo cương mục” và “Bản thảo tân biên” đều ghi thuốc này có thể “tránh nguyên dương”, “nhập thận kinh, hưng dương ích tinh”.

- Dâm dương hoắc 100g, sau khi dùng nước sôi rửa sạch, vẩy khô, đặt ở trong dụng cụ sạch, cho vào 1.000ml rượu trắng, đậy kín để ở chỗ mát, sau 10 ngày có thể uống. Mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 20 - 30ml.

- Dâm dương hoắc, tiên mao, ngũ gia bì (mỗi loại 100g), rượu trắng 3.000ml. Sau khi đem thuốc thái vụn cho vào bọc vải, ngâm vào rượu, sau 2 tuần lấy rượu uống, mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 20 - 30ml. Dùng cho trường hợp liệt dương do thận hư.

Lương y Vũ Quốc Trung

Thuốc Nam trị thống kinh

Bệnh thống kinh là hiện tượng đau khi hành kinh, đau từ hạ vị lan lên ức, lan xuống đùi, có khi đau khắp bụng, đôi lúc bị đau đầu, cương vú... Phần lớn phụ nữ âm thầm chịu đựng nỗi đau này mà không đi khám bệnh hoặc dùng thuốc giảm đau, gây ảnh hưởng đến khả năng lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây đau bụng khi hành kinh chủ yếu là do thận hư, huyết hư hoặc khí trệ huyết ứ hoặc do hàn chứng, do huyết nhiệt...

Thuốc Nam trị thống kinh 1

Cây ô dược cho vị thuốc ô dược.

Bệnh biểu hiện thành các chứng: chứng thực là khi hành kinh, bụng đau dữ dội, có khi trướng lên, xoa cũng không dịu, có khi đau sang lưng sườn, kinh nguyệt sắc đỏ thẫm hoặc thâm tía, có cục, đến hết kỳ thì giảm dần rồi không đau, mạch thường trầm, có lực. Chứng hư là trước và trong những ngày hành kinh không đau, kinh nguyệt màu nhợt, lượng ít nhưng đến hết kỳ thường đau bụng âm ỉ, xoa thấy dịu, mạch huyền sác, vô lực. Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc Nam điều trị thống kinh để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết:

Bài 1: nga truật (nghệ đen) 100g, hương phụ (củ gấu) 80g, trạch lan 30g, ngải cứu 30g, lá đài bi 30g, lá ích mẫu 30g, long não 5g, phèn chua 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc có tác dụng điều khí hành huyết, khai uất bổ hư lương huyết thanh nhiệt.

Bài 2: hương phụ (chế) 80g, can khương 5g, nga truật 20g, ô dược 20g, tô diệp 10g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài này chữa cả kinh bế, kinh trệ.

Bài 3: nếu kinh nguyệt có màu đen dùng ba kích 30g, ô dược 10g, hoài sơn 20g, biển đậu 20g, mộc hương 10g, bạch truật 20g, hương phụ 10g, thổ phục linh 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu sắp thấy kinh có nước trào ra dùng phòng đẳng sâm 30g, bạch truật 20g, thổ phục linh 20g, ý dĩ 20g, ba kích 20g.

Bài 4: đương quy 8g, đan bì 8g, ngô thù 8g, phục linh 4g, tế tân 4g, phòng phong 4g, cao bản 4g, càn cương 4g, mộc hương 4g, cam thảo 4g, ô dược 8g, thương truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 5: uất kim 50g, hương phụ (chế) 100g, nga truật 50g, hà thủ ô 50g, ngải diệp 20g. Các vị sao vàng tán bột, mỗi ngày uống 20g với nước sôi. Nếu vừa hành kinh vừa đau bụng gia sinh khương; hành kinh hết rồi mới đau thì gia thêm hương phụ sống. Hành kinh kéo dài thêm cỏ nhọ nồi. Đau bụng trước khi hành kinh thêm quế chi.

Ngoài ra, chị em phụ nữ nên thực hiện các biện pháp để phòng chống thống kinh và giảm cơn đau như chườm nóng, xoa bóp vùng bụng châm cứu, ấn huyệt, kích thích thần kinh bằng điện cực qua da, kéo nắn cột sống... giúp giảm đau. Nên thể dục đều đặn hằng ngày, nếu thấy mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi hợp lý. Ăn uống đầy đủ, kiêng uống cà phê, hút thuốc lá và tránh môi trường có khói thuốc lá.

Lương y Trần Huy Thuấn

Món ngon từ chim sẻ bổ thận, tráng dương

Trứng chim chứa nhiều lipid, protid, các vitamin A, D, E, các muối khoáng Ca, P, Mn, S, Fe, lecithin. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt chim sẻ vị ngọt mặn, tính ấm, có công dụng bổ ngũ tạng, tráng dương, ích khí, được dùng để chữa suy nhược cơ thể, tạng phủ hư tổn, gầy yếu khó thở, nhất là người cao tuổi thận khí suy nhược, lưng đau gối mỏi… Người ta có thể sử dụng chim sẻ bằng nhiều hình thức như quay, rán, nướng, nấu cháo, ngâm rượu... Nhưng để đạt được hiệu quả bổ thận tráng dương tốt nhất, cổ nhân thường phối hợp dùng chim sẻ với một số vị thuốc và chế biến thành những món ăn - bài thuốc độc đáo như:

Chim sẻ 5 con, chim bồ câu non 1 con làm thịt, bỏ lòng, chặt nhỏ, sấy khô, tán thành bột mịn; đỗ trọng 120g sao tồn tính, tán nhỏ cùng với 5g muối rang. Trộn đều hai loại bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với ít rượu vào lúc đói.

Món ngon từ chim sẻ bổ thận, tráng dương

Chim sẻ 12 con làm thịt, bỏ ruột, chặt miếng, ninh nhừ với 6g đông trùng hạ thảo và 2 lát gừng tươi, ăn trong ngày.

Chim sẻ 5 con làm thịt, bỏ ruột, tẩm rượu, chặt nhỏ; kỷ tử 20g, thỏ ty tử 10g, phúc bồn tử 10g, ngũ vị tử 6g. Tất cả đem sắc với 600ml nước còn 200ml. Lấy nước sắc này nấu cháo với thịt chim, khi chín chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Chim sẻ 3 - 5 con làm thịt bỏ lông và nội tạng rồi đem hầm cùng với thỏ ty tử 10g, kỷ tử 10g, hạt hẹ 10g, ba kích 10g (các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng), khi nhừ bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, ăn nóng.

Chim sẻ 20 con nhổ bỏ lông sấy khô, đương quy 50g, kỷ tử 50g, long nhãn 50g, xuyên khung 20g, thỏ ty tử 40g, ba kích 50g, nhục thung dung 50g, dâm dương hoắc 100g, đại táo 100g, nhục quế 10g. Tất cả đem ngâm với 5 lít rượu trắng, sau 1 tháng là có thể dùng được, mỗi ngày uống 15 - 20ml. Đây là loại rượu tráng dương rất độc đáo.

Chim sẻ 5 con, thịt lợn nạc 250g, một chút rượu vàng, bột gạo và gia vị vừa đủ. Chim sẻ làm thịt, bỏ lông và nội tạng rồi đem băm nhuyễn cùng với thịt lợn, trộn đều cùng với rượu vàng, bột gạo và gia vị rồi nặn thành những chiếc bánh nhỏ, đem rán vàng, ăn nóng cùng rau thơm.

Khánh Mai

Món ăn tốt cho người mắc chứng tinh dịch bất thường

Trong những năm gần đây, muộn con trở thành một vấn đề khá thời sự đối với nhiều cặp vợ chồng. Nguyên nhân do nam giới phần nhiều là vì mắc chứng tinh dịch bất thường, nghĩa là số lượng tinh trùng suy giảm, chất lượng tinh trùng không đảm bảo ví như tỷ lệ hoạt động thấp, sức vận động suy giảm, số dị dạng cao thậm chí không có tinh trùng hoặc hầu hết tinh trùng bị chết yểu.

Trong y học cổ truyền, căn bệnh này được gọi là chứng nam tử tinh thiểu, nam tử tinh hàn hoặc tinh thanh bất dục. Nguyên nhân của chứng bệnh này rất phức tạp, nhưng theo cổ nhân phần nhiều là do tạng thận hư tổn. Bởi vậy, các chứng tinh hàn, tinh thiểu, tinh loãng (tinh thanh) đa phần là do thận tinh và thận khí suy giảm gây nên.

Hải sâm - vị thuốc bổ thận ích tinh.

Khi mắc chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, tập luyện, châm cứu xoa bóp... cổ nhân còn khuyên người bệnh trọng dụng những đồ ăn thức uống mang tính ôn ấm có tác dụng bổ thận sinh tinh như:

Trứng chim sẻ hoặc chim cút: Cổ nhân cho rằng ăn hai loại trứng này có tác dụng bổ thận dương, ích tinh huyết, điều hòa hai mạch xung và nhâm, là thức ăn rất tốt cho cả hai vợ chồng bị muộn con. Sách Bản thảo kinh sơ viết : “Tước noãn tính ôn, bổ noãn mệnh môn chi dương khí, tắc âm tự nhiệt nhi cường, tinh tự túc nhi hữu tử dã” (trứng chim sẻ tính ấm, có công năng ôn bổ dương khí ở mệnh môn nên thận âm theo đó mạnh lên, tinh đầy mà có con).

Thịt chim sẻ: Còn gọi là ma tước nhục, vị ngọt, tính ấm, có công dụng tráng dương khí, ích tinh huyết, làm ấm tạng thận. Y thư cổ viết: “Ma tước nhục năng tục ngũ tạng bất túc khí, trợ âm đạo, ích tinh tủy” (thịt chim sẻ có tác dụng bồi bổ khí của ngũ tạng, làm ấm âm đạo và bổ ích tinh tủy). Cổ nhân khuyên người bị liệt dương, lãnh tinh, suy giảm số lượng tinh trùng nên ăn thịt chim sẻ.

Thận dê: Còn gọi là dương thận, vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tủy, rất có lợi cho nam giới tinh dịch lạnh và loãng. Sách Thực y tâm kính viết: “Trị thận hư lao tổn tinh kiệt: dương thận nhất song, khứ chi, tế thiết, vu thị chấp dĩ ngũ vị như thường pháp tác thang thực, tác chúc dĩ đắc” (để chữa chứng thận hư tinh kiệt dùng dương thận một đôi, lọc bỏ màng mỡ, thái nhỏ, nấu với nước đậu xị làm canh ăn hoặc nấu cháo cũng được).

Thịt chó: Tính ấm, vị mặn, có công dụng bổ trung ích khí, ôn thận trợ dương, bổ phế khí, cố thận khí, thực hạ tiêu, làm tăng tinh tủy, ấm tỳ vị, ích khí lực, mạnh lưng gối. Sách Bản kinh phùng nguyên viết: “Cẩu nhục, hạ nguyên hư nhân, thực chi tối nghi” (với những người phần dưới hư suy ăn thịt chó cực tốt).

Hải sâm: Tính ấm, vị mặn, có công dụng bổ thận ích tinh, nam giới mắc chứng tinh thiểu, tinh lãnh, tinh loãng ăn đều tốt. Sách Bản thảo tùng tân viết: “Hải sâm bổ thận ích tinh, tráng dương liệu nuy” (hải sâm có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh dương khí, trị được chứng liệt dương). Sách Thực vật nghi kỵ cũng viết: “Hải sâm bổ thận kinh, ích tinh tủy”.

Mỡ chim bìm bịp: Còn gọi là điền kê du, có công dụng bổ thận ích tinh, nhuận phế dưỡng âm, được dân gian coi là loại thực phẩm cường tráng tư bổ. Y thư cổ cho rằng: điền kê du có tác dụng làm vững thận âm, sinh tinh tăng tủy, nhuận phế tạng, là thuốc quý cho người tỳ thận hư nhược, khí không hóa thành tinh dịch được.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

Dùng câu kỷ tử trong bài thuốc bổ thận, sinh tinh

Đây cũng là vị thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng thận, làm sang mắt.

Câu kỷ tử hay còn gọi là kỷ tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử có tên khoa học Lycium barbarumL. (Lycium chinense mill). Đây là vị thuốc quý nên còn có tên: thiên tinh, địa tiên, khước lão (từ chối tuổi già, trẻ mãi).... Đối với sức khỏe tình dục, có câu: “Đi xa ngàn dặm không nên dùng câu kỷ tử vì nó bổ thận quá cho nên kích thích đến tình dục” ( Danh y biệt lục).

Câu kỷ tử vị ngọt, tính bình, vào ba kinh Can, Thận và Phế; có công dụng tư bổ Can, Thận, dưỡng huyết minh mục và nhuận phế; thường dùng để chữa can thận âm suy, lưng gối yếu mỏi, đầu choáng mắt hoa, mắt nhìn không rõ, di tinh, vô sinh... Theo nghiên cứu của y học hiện đại: câu kỷ tử có tác dụng tăng cường miễn dịch, xúc tiến quá trình tạo máu, giảm mỡ máu, chống tích đọng mỡ ở tế bào gan, chống oxy hóa và kiềm chế quá trình lão suy.

Vị thuốc quý được dùng từ rất lâu

Ngày xưa vị thuốc này nhuốm màu huyền thoại. Chuyện kể rằng: vào đời Đường (Trung Quốc), tể tướng Phương Huyền Linh do giúp Đường Thái Tông Lý Thế Dân cai quản triều chính nên phải suy nghĩ căng thẳng, khiến cả tinh thần lẫn thể chất suy kiệt. Tể tướng được quan Thái y cho dùng món canh kỷ tử nấu với ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) thường xuyên nên sức khỏe dần phục hồi, tinh thần tráng kiện.

Câu kỷ tử còn được gọi là “Minh mục tử” do có tác dụng làm sáng mắt. Chuyện xưa kể rằng: ở Ninh An, tỉnh Ninh Hạ, Trung Quốc, có người vợ khóc chồng nên mù cả hai mắt. Để chữa bệnh cho mẹ, con gái tên là Câu Hồng Quả đã ngày đêm leo đèo, lội suối để tìm thuốc. Cảm tấm lòng hiếu thảo của cô gái, tiên ông Bạch Hổ Tử đã chỉ cho cô hái thuốc câu kỷ tử cho mẹ cô uống. Sau thời gian uống thuốc, mắt của mẹ cô gái sáng trở lại một cách thần kỳ.

Dùng câu kỷ tử trong bài thuốc bổ thận, sinh tinh

Huyền thoại về cây thuốc thường được dựa trên công dụng thực chữa bệnh của nó. Thực tế, cây kỷ tử bổ Can và Thận. Can có chức năng tàng huyết, chủ về cân, khai khiếu ở mắt; Thận tàng tinh, chủ về xương, khai khiếu ở tai. Hai cơ quan này đều nằm ở phần dưới của cơ thể (hạ tiêu), có chức năng tương hỗ lẫn nhau, “Ất quý đồng nguyên, Can Thận đồng trị”, tinh huyết hỗ sinh. Nếu Can Thận âm hư thì tinh và huyết đều thiếu nên không thể nuôi dưỡng mắt đầy đủ được mà phát sinh chứng trạng hoa mắt, mắt mờ, thị lực giảm sút… Kỷ tử là vị thuốc vào được cả kinh Can và Thận, một mặt bổ ích Thận tinh, một mặt bổ dưỡng Can huyết nên có thể chữa được các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, nhìn mờ, tai ù, điếc, lưng đau gối mỏi... và đặc biệt là chữa được di tinh, liệt dương dùng trong hiếm muộn, vô sinh.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, câu kỷ tử là một trong những vị thuốc có tác dụng dược lý rất phong phú:

- Cải thiện và điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể.

- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống nội tiết hạ khâu não - tuyến yên - tuyến thượng thận.

- Bảo vệ tế bào gan, ức chế sự lắng đọng chất mỡ trong gan, thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan; điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ và làm chậm sự hình thành các mảng vữa xơ trong huyết quản.

- Hạ đường huyết.

- Làm giãn mạch và hạ huyết áp.

- Thúc đẩy quá trình tạo huyết của tủy xương.

- Chống oxy hóa và làm chậm sự lão hóa.

- Chống phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư…

Bài thuốc dùng câu kỷ tử

Bài thuốc này tôi dùng câu kỷ tử vùa để bổ thận, sinh tinh vừa để giúp sức cho thục địa trong bổ thận âm. Bài thuốc:

Thục địa 100g, nhục thung dung 100g, huỳnh tinh 100g, câu kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đỗ trọng 50g, đan sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc nhung 20g, lộc giác giao 40g.

Ngoài ra, còn gia giảm một số vị thuốc quý hiếm khác tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.

Công dụng: đại bổ thận, bổ mạnh tinh huyết, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, sinh tinh, tăng cường sinh lực. Đối với nam: tăng số lượng và chất lượng tinh trùng; tinh trùng sẽ hoạt động mạnh, di chuyển nhanh hơn.

Phân tích tính vị:

- Thục địa, nhục thung dung, huỳnh tinh, câu kỷ tử: bổ thận, sinh tinh.

- Lộc nhung, lộc giác giao: bổ mạnh tinh huyết.

- Nhân sâm, đảng sâm, bắc kỳ, đan sâm: bổ khí, tăng cường sức khỏe.

- Đương quy, xuyên khung: dưỡng huyết điều kinh.

- Sinh địa, táo nhân: dưỡng huyết an thần.

Các vị thuốc khác trong bài có tác dụng hỗ trợ bổ thận, cường dương sinh tinh huyết.

Cách ngâm và uống:

Cho toàn bộ vào bình thủy tinh hoặc bình nhựa tốt, loại bình 10 lít, đổ vào 6 lít rượu 40 độ, sau đó lấy 300g đường phèn nấu với nửa lít nước cho tan ra, để nguội đổ chung vào. Ngâm 1 tháng mới được uống.

Ngày uống 3 ly nhỏ, mỗi ly khoảng 25ml, sau bữa ăn.

Đàn ông ngoài uống thuốc rượu trên còn có thể uống thêm bài lục vị, bát vị gia giảm, tùy theo từng chứng trạng mà dùng (thận âm suy hay thận dương suy).

BS. NGUYỄN PHÚ LÂM

6 cách dễ dàng nhất để cân bằng nội tiết tố

May mắn thay, chỉ bằng việc thay đổi thói quen sống đời thường chúng ta có thể cân bằng nội tiết tố và cân bằng cuộc sống.

1. Cải thiện lưu thông máu vùng xương chậu

Tuần hoàn vùng chậu hiệu quả là điều cần thiết để giữ cho hormone của chúng ta cân bằng. Vì thế nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn bắt đầu hoặc kết thúc xuất hiện máu màu nâu sậm hay bụng dưới cảm thấy lạnh khi chạm vào, xương chậu của bạn đang cần sự giúp đỡ. Trong trường hợp này, hãy thử tự massage hoặc áp một ly trà gừng nóng tại khu vực này.

2. Ăn nhiều trứng

Để tối ưu hóa sức khỏe nội tiết tố, bạn nên tiêu thụ ít nhất có thể protein, chỉ khoảng 20-30 gam mỗi bữa. Và trong số đó tất cả các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, trứng được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất. Ăn trứng hàng ngày có thể giảm lượng insulin và ghrelin, là những hormone khiến chúng ta cảm thấy đói. Trứng cũng sẽ giúp tăng cường trao đổi chất và giảm cân nhanh hơn.

3. Thực hành thở cơ hoành

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, cảm xúc và các kích thích tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo cách sau:

- Sợ hãi ảnh hưởng đến nồng độ cortisol và gây ra vấn đề với cơ quan sinh dục, thận và tuyến thượng thận.

- Sự thất vọng, thiếu kiên nhẫn và không khoan nhượng có liên quan đến sự mất cân bằng estrogen và có thể gây ra các bệnh liên quan đến gan.

- Lo lắng có liên quan đến hàm lượng insulin và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, giận dữ hoặc choáng ngợp, hãy cố gắng thực hành thở sâu bụng trong ít nhất 15-20 phút, hai lần mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn giảm hormone căng thẳng và cân bằng trạng thái, khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.

4. Sử dụng đồ ăn hữu cơ

Hầu hết các loại thuốc trừ sâu, phân bón và hormone tăng trưởng được sử dụng trong các loại thực phẩm bạn thường ăn có thể phá hủy hệ thống nội tiết. Ví dụ, thuốc trừ sâu thường chứa xeoestrogen, đây là những hormone tổng hợp gây rối loạn nội tạng vì chúng là một dạng “bắt chước” estrogen ở nữ giới.

Vì vậy, cách dễ nhất để khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố của bạn là thay đổi thói quen ăn uống. Để làm điều này, luôn luôn kiểm tra nhãn thực phẩm và tránh mua thực phẩm đóng gói sẵn.

Và cũng nên tránh đồ ăn biến đổi gen vì chúng thường được phun glyphosate. Thuốc diệt cỏ này có thể gây ra các vấn đề nội tiết tố và dẫn đến trầm cảm, vô sinh, dị tật bẩm sinh và thậm chí là ung thư.

5. Vòng chu kỳ

Thực hiện theo vòng chu kỳ có thể cân bằng cơ thể progesterone và estrogen:

- Giai đoạn nang trứng (1-14 ngày): uống 1 muỗng canh hạt lanh tươi và 1 muỗng canh hạt bí ngô (hoặc hạt chia) và 1500-2000mg dầu cá mỗi ngày.

- Giai đoạn hoàng thể (15-28 ngày): ăn một muỗng canh hạt hướng dương tươi sống và 1 muỗng canh hạt mè và 1500-2000mg dầu hoa anh thảo buổi tối hàng ngày.

Nếu bạn duy trì theo chu trình này trong suốt 3 tháng, bạn sẽ cảm thấy tâm trạng cải thiện hoàn toàn, và không gặp triệu chứng đau vào thời kỳ kinh nguyệt.

6. Tắm bồn khử độc

Một bồn tắm thư giãn với muối Epsom sẽ giúp bạn tăng lượng magie trong cơ thể và giảm kích thích tố căng thẳng cùng một lúc. Chỉ cần đổ đầy bồn tắm bằng nước ấm và cho 1-3 ly muối Espom vào. Ngoài muối Espom, bạn cũng có thể thêm ½ chén baking soda và một vài giọt tinh dầu. Ngâm trong bồn khoảng 12 phút, sau đó tắm sạch bằng nước.

Hà Anh

( Theo Brightside )

Thế giới Viagra thảo dược

Cho đến ngày nay, dược thảo vẫn là “kênh” quan trọng dù y học hiện đại đã có những bước tiến mới, cho ra những dược phẩm hiệu quả cao.

Tuy trải qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử, con người ở thời kỳ nào cũng mong muốn sung mãn về sức khỏe nói chung, sức khỏe tình dục nói riêng. Ngoài việc rèn luyện thân thể bằng những động tác thể dục, hay các bài tập dưỡng sinh, nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý, con người còn tìm đến những dược thảo (cả những động vật, khoáng chất làm thuốc nữa) để mong khỏe trong chăn gối phòng the.

Phong phú, nhiều huyền thoại

Một câu chuyện nhuốm màu huyền thoại:

Võ Tắc Thiên lúc về già, khả năng sinh lý giảm, cho mời ngự y đến để nghiên cứu, tìm thuốc “hồi xuân”. Ngự y đã tìm và chế thuốc mang dâng nữ hoàng. Võ Hậu hàng ngày dùng thuốc “hồi xuân” và vô cùng hài lòng vì hiệu quả thật bất ngờ.

Thời đó, quan Thái thú Lã Cung Đại đã 70 tuổi chưa có con vì bất lực, đã dùng bài thuốc “hồi xuân” học lỏm được của Võ hậu mà sinh được 3 con trai. Số thuốc chưa dùng ông bèn vứt ra vườn, ai ngờ có con gà trống chạy đến mổ thuốc ăn sạch, ăn xong liền đi tìm gà mái đạp ngay. Vừa đạp vừa mổ đầu gà mái làm gà mái trọc cả đầu. Vì thế nên bài thuốc này mới có tên là “Thốc kê hoàn”.

Trung Quốc thời phong kiến còn nhiều huyền thoại tương tự. Đã là huyền thoại thì hư hư thực thực, có khi ly kỳ, nhiều chuyện về thuốc hết sức… kinh dị, như chuyện: sâm thử. Cho con chuột ăn sâm rồi lấy bào thai của nó để làm thuốc. Rồi bao nhiêu kỳ hoa, dị thảo nữa…

Ở Việt Nam, có lẽ nổi tiếng nhất là loại thuốc Minh Mạng thang, với “Nhất dạ ngũ giao sinh ngũ tử”, rồi “Lục dạ ngũ giao sinh ngũ tử”… Từ bài thuốc có thật dùng cho vua Minh Mạng, người ta huyền thoại hóa nó, thêu dệt những ly kỳ. Gần đây có những nghiên cứu cho thấy, toa thuốc Minh Mạng là có thật, được xây dựng trên bài thuốc Quy tỳ thang. Nghiên cứu cũng cho thấy, bài thuốc này là thuốc bổ, nâng cao thể trạng, trong đó có tăng cường sức khỏe tình dục cho vua.

Ngày nay, hầu như đàn ông nào cũng ngâm cho mình một hũ rượu thuốc “ông uống bà khen”. Thuốc được dùng phổ biến: sâm, nhung, dâm dương hoắc, nhục thung dung, sâm cau, tỏa dương, mật gấu, câu kỷ tử, ba kích… Nhiều động vật cũng được dùng: pín dê, tắc kè, cá ngựa, rắn…

Thảo dược có tác dụng: bổ thận, cường dương, sinh tinh là có thật (Viagara chỉ có tác dụng cường dương vì giúp máu vào thể hang). Tuy nhiên, dùng thế nào phải có sự tư vấn của thầy thuốc giàu kinh nghiệm, bởi nếu không sẽ bị tác dụng ngược.

Một số thảo dược tiêu biểu

Nhục thung dung từ hàng ngàn năm nay đã được tôn vinh như một loại “thần dược” của đấng mày râu. Loài thảo dược kỳ lạ này vốn là một loại nấm đặc biệt, chỉ mọc lên từ những chỗ mà tinh dịch của con ngựa bạch đực rớt xuống khi giao phối với ngựa cái…

Thế giới Viagra thảo dược Nhục thung dung

Theo Đông y, nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính ấm; vào 2 kinh thận, đại tràng; có tác dụng bổ thận, ích tinh, nhuận táo, hoạt tràng. Chủ trị nam giới liệt dương, nữ giới không có thai, đới hạ, băng lậu, lưng gối lạnh đau, cơ bắp không có sức, huyết khô tiện bí.

Sách “Nhật Hoa Tử bản thảo” viết: “Nhục thung dung nhuận ngũ tạng, trưởng cơ nhục, ấm lưng gối”. Sách “Trung Dược Học” viết: “Nhục thung dung bổ thận dương, ích tinh huyết, nhuận trường, thông tiện”. Sách “Đông Dược học thiết yếu” viết: “Nhục thung dung bổ thận dương, thông nhuận đường ruột”…

Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng hoạt chất sinh học trong nhục thung dung rất phong phú. Theo “Từ điển các vị thuốc dưỡng sinh hiện đại” thì nhục thung dung có chứa các chất như: boschnaloside, orobanin, 8- epilogahic acid, betaine, nhiều loại axít hữu cơ và trên 10 axít amin.

Những chất này có tác dụng kiềm chế quá trình lão suy và kéo dài tuổi thọ, tăng thể lực, tăng cường khả năng miễn dịch, có tác dụng hạ huyết áp ở mức độ nhất định và có tác dụng như một loại hoóc- môn sinh dục.

Do vậy, nhục thung dung là vị thuốc bổ thận với cả nam lẫn nữ.

Đỗ trọng (Eucomia ulmoides Oliv.) thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae). Vị thuốc này được ghi đầu tiên ở sách Bản kinh . Còn có tên là Mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc.

Bản thảo cương mục của Danh y Lý Thời Trân (thời nhà Minh, Trung Quốc) có chép: “Bàng Nguyên Anh kể lại: xưa có người thiếu niên mới lấy vợ bị bệnh yếu chân không đi được, uống các thuốc không khỏi, sau đó lương y Tô Lãm bắt mạch đoán rằng bệnh đó do thận hư, cho uống đỗ trọng 10 ngày là khỏi”.

Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy, đỗ trọng có tác dụng hạ huyết áp, giảm cholesterol trong huyết thanh, làm giãn mạch, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim; làm hưng phấn hệ thống tuyến vỏ thượng thận - tuyến yên, ức chế cơn co tử cung, lợi niệu, trấn tĩnh, cải thiện khả năng sinh hoạt tình dục.

Thục địa có công dụng tư âm, dưỡng huyết, bổ Can, ích Thận, ích tinh, bổ tủy, tuấn bổ chân âm, kèm bổ huyết. Thục địa là vị thuốc chủ lực của nhiều bài thuốc bổ thận cho những trường hợp vô sinh, cả nam lẫn nữ, tăng cường sức khỏe nói chung, sức khỏe tình dục nói riêng.

Địa hoàng có tên khoa học: Rehmania glutinosa (Gaerth). Họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Sinh địa là thân rễ phơi hay sấy khô của cây địa hoàng; còn thục địa được chế biến từ sinh địa theo dạng đồ, nấu chín.

Theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi, sinh địa và thục địa đều là thần dược (thuốc quý rất tốt) để chữa bệnh về huyết, nhưng sinh địa thì mát huyết, người nào huyết nhiệt nên dùng, thục địa ôn và bổ thận, người huyết suy nên dùng.

Theo tài liệu cổ, thục địa vị ngọt, tính hơi ôn vào 3 kinh: Tâm, Can, Thận. Có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ thận, làm đen râu tóc, kinh nguyệt không đều, tiêu khát, âm hư, ho suyễn.

Y học hiện đại nhận thấy, địa hoàng (sinh địa, thục địa) có tác dụng: hạ đường huyết, làm mạnh tim, hạ huyết áp, bảo vệ gan, lợi tiểu, cầm máu và tác dụng lên một số vi trùng nên có tác dụng kháng viêm...

Ở y học cổ truyền, thục địa là vị thuốc chủ yếu để bổ Thận, thuốc tốt nhất để dưỡng âm.

BÀI THUỐC NGÂM RƯỢU

DÙNG 3 VỊ NHỤC THUNG DUNG, THỤC ĐỊA, ĐỖ TRỌNG:
Thục địa 100g, nhục thung dung 50g, đỗ trọng 500g, huỳnh tinh 100g, kỷ tử 50g, sinh địa 50g, dâm dương hoắc 50g, hắc táo nhân 40g, quy đầu 50g, cam cúc hoa 30g, cốt toái bổ 40g, xuyên ngưu tất 40g, xuyên tục đoạn 40g, nhân sâm 40g, bắc kỳ 50g, phòng đảng sâm 50g, đảng sâm 40g, trần bì 20g, đại táo 30 quả, lộc giác giao 40g.

BS. NGUYỄN PHÚ LÂM