Ông Lưu Văn Huy, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) khẳng định như trên.
"Mặc dù 6 tàu cá của ngư dân Kiên Giang đã bị lực lượng chấp pháp Thái Lan rượt bắn, gây thương vong, nhưng không vì thế mà chúng ta đối xử lại tương tự với tàu cá nước bạn khi xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam", ông Huy cho biết.
Sau khi lập biên bản 3 tàu cá của ngư dân Thái Lan vi phạm vùng biển Việt Nam ở khu vực Cà Mau, lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam đã phóng thích các tàu cá này.
Ông Lưu Văn Huy - Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT).
- Ngày 22/9 vừa qua, 3 tàu cá của ngư dân Thái Lan đã xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam ở khu vực Cà Mau, cụ thể vụ việc như thế nào, thưa ông?
- Theo báo cáo của Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, sáng 22/9, cơ quan này tiếp nhận thông tin từ nhiều ngư dân cho biết có khoảng 20 tàu cá nước ngoài đang đánh bắt trái phép ở vùng biển Cà Mau.
Sau khi xác minh thông tin, Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau đã phối hợp với Cảnh sát biển Vùng 4 điều lực lượng tiếp cận và vây bắt được 3 tàu cá nước ngoài cùng 56 thuyền viên đang đánh bắt trái phép tại khu vực tọa độ 8,28 độ Vĩ Bắc; 103,35 độ Kinh Đông, cách nhà giàn DK1/10 khoảng 15 hải lý về hướng Tây Bắc.
Cơ quan chức năng xác định, các tàu cá này là của Thái Lan hành nghề đánh cá chim đen. Các tàu đều do người Thái Lan làm thuyền trưởng với thuyền viên là người Thái, Campuchia và Myanmar. Các tàu có màu sơn chủ đạo là màu đỏ, trắng, xanh. Trên tàu có trang bị hệ thống định vị GPS, radar và máy dò cá...
- Chúng ta đã xử lý như thế nào đối với 3 tàu cá này?
- Họ khai nhận, 3 tàu trên xuất phát từ Thái Lan ngày 20/9 sang vùng biển Việt Nam để khai thác thủy sản. Bộ Tư lệnh Vùng 4 Cảnh sát biển đã lập biên bản cảnh cáo, đồng thời phóng thích và áp giải 3 tàu cá trên ra khỏi vùng biển Việt Nam.
- Tại sao chúng ta chỉ lập biên bản rồi phóng thích các tàu cá này?
- Đối với các tàu cá của ngư dân nước ngoài đánh bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam, nếu lực lượng thi hành pháp luật phát hiện sẽ tuyên truyền, giải thích và yêu cầu họ ra khỏi vùng biển. Chỉ trừ trường hợp, các tàu cá cố tình vi phạm, lực lượng chức năng mới trấn áp, bắt giữ và bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Tính chất vụ việc này cũng chưa nghiêm trọng, hơn nữa, đây là chính sách đối ngoại nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta trong việc xử lý các vụ việc vi phạm trên biển, đặc biệt đối với ngư dân.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam áp tải các tàu cá Thái Lan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Mặc dù 6 tàu cá của ngư dân Kiên Giang đã bị lực lượng chấp pháp Thái Lan rượt bắn, gây thương vong, nhưng không vì thế mà chúng ta đối xử lại tương tự với tàu cá nước bạn khi xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam. Tất cả tàu cá của ngư dân các quốc gia khi vi phạm lãnh hải Việt Nam đều được xử lý theo pháp luật Việt Nam, với tinh thần nhân đạo.
- Lực lượng Kiểm ngư có phát hiện được nhiều vụ việc tàu cá ngư dân nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam?
- Thời gian qua, chúng tôi phát hiện khá nhiều tàu cá nước ngoài vi phạm vùng lãnh hải Việt Nam. Trong đó, theo thống kê phần lớn là tàu cá Trung Quốc.
Tuy nhiên, với tất cả các tàu cá của ngư dân nước ngoài khi vi phạm vùng lãnh hải Việt Nam, cơ quan thi hành pháp luật của chúng ta sẽ tuyên truyền về Luật biển cho họ hiểu, cảnh báo và xua đuổi họ ra khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam.
- Cục Kiểm ngư có khuyến nghị gì với ngư dân Việt Nam khi phát hiện tàu lạ đánh bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam?
- Chúng tôi luôn khuyến khích bà con ngư dân, khi đánh bắt xa bờ nếu phát hiện tàu lạ, tàu cá nước ngoài xâm phạm trái phép vùng lãnh hải Việt Nam thì liên lạc, báo ngay cho các lực lượng thi hành pháp luật của chúng ta trên biển như Cảnh sát biển, Hải quân, Kiểm ngư.
Tất cả các lực lượng đều có đường dây nóng, tiếp nhận thông tin 24/24h. Bà con ngư dân cần phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ cơ quan chức năng để cùng tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
- Chúng ta giữ chủ quyền trên biển, cũng đồng thời phải tuyên truyền như thế nào để ngư dân Việt Nam hiểu, không vi phạm vùng biển chủ quyền của nước khác?
- Mỗi chuyến ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền của ta đều được lực lượng thi hành pháp luật Việt Nam tuyên truyền, ngư dân đánh bắt đúng vùng biển, đúng tuyến, không đánh bắt vào vùng biển của quốc gia khác, vì sẽ bị lực lượng chấp pháp nước sở tại xử lý.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền cho bà con ngư dân nắm vững về Luật biển, về một số quy định khi đánh bắt xa bờ như không được tắt bộ đàm liên lạc, không xâm phạm vào vùng biển nước khác…
Theo Tuyết Nhung/An Ninh Thủ Đô
"Mặc dù 6 tàu cá của ngư dân Kiên Giang đã bị lực lượng chấp pháp Thái Lan rượt bắn, gây thương vong, nhưng không vì thế mà chúng ta đối xử lại tương tự với tàu cá nước bạn khi xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam", ông Huy cho biết.
Sau khi lập biên bản 3 tàu cá của ngư dân Thái Lan vi phạm vùng biển Việt Nam ở khu vực Cà Mau, lực lượng thi hành pháp luật của Việt Nam đã phóng thích các tàu cá này.
Ông Lưu Văn Huy - Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT).
- Ngày 22/9 vừa qua, 3 tàu cá của ngư dân Thái Lan đã xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam ở khu vực Cà Mau, cụ thể vụ việc như thế nào, thưa ông?
- Theo báo cáo của Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau, sáng 22/9, cơ quan này tiếp nhận thông tin từ nhiều ngư dân cho biết có khoảng 20 tàu cá nước ngoài đang đánh bắt trái phép ở vùng biển Cà Mau.
Sau khi xác minh thông tin, Chi cục Khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Cà Mau đã phối hợp với Cảnh sát biển Vùng 4 điều lực lượng tiếp cận và vây bắt được 3 tàu cá nước ngoài cùng 56 thuyền viên đang đánh bắt trái phép tại khu vực tọa độ 8,28 độ Vĩ Bắc; 103,35 độ Kinh Đông, cách nhà giàn DK1/10 khoảng 15 hải lý về hướng Tây Bắc.
Cơ quan chức năng xác định, các tàu cá này là của Thái Lan hành nghề đánh cá chim đen. Các tàu đều do người Thái Lan làm thuyền trưởng với thuyền viên là người Thái, Campuchia và Myanmar. Các tàu có màu sơn chủ đạo là màu đỏ, trắng, xanh. Trên tàu có trang bị hệ thống định vị GPS, radar và máy dò cá...
- Chúng ta đã xử lý như thế nào đối với 3 tàu cá này?
- Họ khai nhận, 3 tàu trên xuất phát từ Thái Lan ngày 20/9 sang vùng biển Việt Nam để khai thác thủy sản. Bộ Tư lệnh Vùng 4 Cảnh sát biển đã lập biên bản cảnh cáo, đồng thời phóng thích và áp giải 3 tàu cá trên ra khỏi vùng biển Việt Nam.
- Tại sao chúng ta chỉ lập biên bản rồi phóng thích các tàu cá này?
- Đối với các tàu cá của ngư dân nước ngoài đánh bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam, nếu lực lượng thi hành pháp luật phát hiện sẽ tuyên truyền, giải thích và yêu cầu họ ra khỏi vùng biển. Chỉ trừ trường hợp, các tàu cá cố tình vi phạm, lực lượng chức năng mới trấn áp, bắt giữ và bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Tính chất vụ việc này cũng chưa nghiêm trọng, hơn nữa, đây là chính sách đối ngoại nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta trong việc xử lý các vụ việc vi phạm trên biển, đặc biệt đối với ngư dân.
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam áp tải các tàu cá Thái Lan ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Mặc dù 6 tàu cá của ngư dân Kiên Giang đã bị lực lượng chấp pháp Thái Lan rượt bắn, gây thương vong, nhưng không vì thế mà chúng ta đối xử lại tương tự với tàu cá nước bạn khi xâm phạm vùng lãnh hải Việt Nam. Tất cả tàu cá của ngư dân các quốc gia khi vi phạm lãnh hải Việt Nam đều được xử lý theo pháp luật Việt Nam, với tinh thần nhân đạo.
- Lực lượng Kiểm ngư có phát hiện được nhiều vụ việc tàu cá ngư dân nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam?
- Thời gian qua, chúng tôi phát hiện khá nhiều tàu cá nước ngoài vi phạm vùng lãnh hải Việt Nam. Trong đó, theo thống kê phần lớn là tàu cá Trung Quốc.
Tuy nhiên, với tất cả các tàu cá của ngư dân nước ngoài khi vi phạm vùng lãnh hải Việt Nam, cơ quan thi hành pháp luật của chúng ta sẽ tuyên truyền về Luật biển cho họ hiểu, cảnh báo và xua đuổi họ ra khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam.
- Cục Kiểm ngư có khuyến nghị gì với ngư dân Việt Nam khi phát hiện tàu lạ đánh bắt trái phép trên vùng biển Việt Nam?
- Chúng tôi luôn khuyến khích bà con ngư dân, khi đánh bắt xa bờ nếu phát hiện tàu lạ, tàu cá nước ngoài xâm phạm trái phép vùng lãnh hải Việt Nam thì liên lạc, báo ngay cho các lực lượng thi hành pháp luật của chúng ta trên biển như Cảnh sát biển, Hải quân, Kiểm ngư.
Tất cả các lực lượng đều có đường dây nóng, tiếp nhận thông tin 24/24h. Bà con ngư dân cần phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ cơ quan chức năng để cùng tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
- Chúng ta giữ chủ quyền trên biển, cũng đồng thời phải tuyên truyền như thế nào để ngư dân Việt Nam hiểu, không vi phạm vùng biển chủ quyền của nước khác?
- Mỗi chuyến ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền của ta đều được lực lượng thi hành pháp luật Việt Nam tuyên truyền, ngư dân đánh bắt đúng vùng biển, đúng tuyến, không đánh bắt vào vùng biển của quốc gia khác, vì sẽ bị lực lượng chấp pháp nước sở tại xử lý.
Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền cho bà con ngư dân nắm vững về Luật biển, về một số quy định khi đánh bắt xa bờ như không được tắt bộ đàm liên lạc, không xâm phạm vào vùng biển nước khác…
Theo Tuyết Nhung/An Ninh Thủ Đô